Con ngựa đang chơi trò đuổi bắt với chú chó thì bị trượt chân xuống hồ bơi phải, chủ nhân đã giải cứu con ngựa thành công.
- Video: Xe ba gác ‘nổi điên’ tự xoay tròn, hất văng người lái
- Video: Đàn chó hoang phục kích chiếm lãnh thổ
Nội dung chính
Video giải cứu con ngựa rơi xuống hồ bơi khi đuổi theo chú chó
Nguồn video: Tiktok
Câu chuyện thành ngữ: ‘Mã đáo thành công’
Chúng ta thường chúc nhau “Mã đáo thành công” để mong đối phương gặp nhiều thành công trong công việc sắp tới. Nhưng nguồn gốc thực sự của câu nói trên là gì, hãy cùng tìm hiểu qua hai ví dụ dưới đây.
1. Truyền thuyết đầu tiên
Vào năm thứ hai của triều đại nhà Tần (221-206 trước Công nguyên), Tần Thủy Hoàng nghe nói về một viên đá Thần có hoa văn tinh xảo trên núi Vĩnh Thành. Tương truyền, đây là viên đá còn sót lại khi Thần Nữ Oa vá trời; và nó có thể giúp nhà vua duy trì quyền lực ổn định.
Tần Thủy Hoàng lập tức hạ lệnh mở một con đường dẫn đến Đá Thần. Sau đó, ông dẫn đầu đội quân thiên binh vạn mã tiến về Hòn đá này. Khi đến nơi, ông thành kính lễ bái hòn Đá hồi lâu.
Qủa nhiên sau đó, thiên hạ thái bình. Tần Thủy Hoàng rất vui mừng, sai viên quan viết một bài thơ ca tụng. Khi đó, một người tên là ‘Từ Phúc lão tiên sinh’ đã viết:
“Vạn mã thiên quân ngự trì đạo,
Thủy Hoàng bái thạch đắc thành công”.
Tạm dịch:
“Ngàn vạn binh lính người ngựa dong ruổi,
Thủy Hoàng lễ bái hòn đá được thành công“.
Vào thời nhà Nguyên (1279-1368 sau Công Nguyên), đại tác gia Quan Hán Khanh trong tác phẩm Ngũ Hầu Yến; dựa theo điển tích trên đã sáng tạo ra thành ngữ “Mã đáo thành công”.
2. Truyền thuyết thứ hai
Thời xưa, khi chiến đấu, kỵ binh đóng vai trò quan trọng, quyết định thắng bại trên chiến trường. Khi kỵ binh đến là chiến thắng.
Mã đáo thành công (Dịch: Ngựa đến liền thành công) cho thấy tầm quan trọng của con ngựa trên chiến trường; về sau câu này chỉ công việc thuận lợi, thuận buồm xuôi gió.
Bức tranh mã đáo thành công lấy hình tượng 8 con ngựa. Tương truyền, đây là tám cỗ xe ngựa đưa Chu Mạt Vương; vị vua thứ năm của nhà Chu, đi tuần khắp nơi. Tám con ngựa, dựa theo màu sắc lông của chúng được đặt tên lần lượt là : Xích Ký, Ðạo Ly, Bạch Nghĩa, Du Luân, Sơn Tử, Cừ Hoàng, Hoa Lưu và Lục Nhĩ
Chu Mạt Vương (1001 TCN – 947 TCN) hoặc (976 TCN – 922 TCN) theo nhiều nghiên cứu khác nhau là vị vua thứ năm của nhà Chu; ông đã dùng hiền tài để làm cho nhà Chu hưng thịnh. Vì vậy ông được coi là Minh Quân và tám con ngựa của ông cũng trở thành một huyền thoại nổi tiếng.
Ý nghĩa câu thành ngữ ‘Mã đáo thành công’
Ngựa xuất hiện trong tranh như biểu tượng của sự nhanh chóng và thành công. Ngựa là hình ảnh của sự trung thành, kiên nhẫn, sự may mắn và tài lộc. Ngựa phi nước đại hay còn gọi là lộc mã mang đến tài lộc và sự phát đạt trong kinh doanh.
Bức tranh chủ đề phổ biến nhất là Mã Đạo Thành Công, vẽ một đàn tám con ngựa phi nước đại trong gió bụi mịt mù. Sở dĩ bức tranh có tám con ngựa là vì số 8 “Bát” 八 đọc theo tiếng Hán đồng âm với từ “Phát” có nghĩa là thịnh vượng. Ngựa phi nước đại trong gió cũng có nghĩa là con ngựa đó khỏe mạnh.
Câu thành ngữ thường dùng để cầu chúc cho những người thường xuyên đi xa; mong chuyến đi thành công tốt đẹp. Thông thường, tám con ngựa chạy về cùng một hướng, đó là ý nghĩa nguyên thủy của bức tranh có chủ đề ‘Mã đáo thành công’.