Sau khi được mẹ nhổ răng tại nhà, bé gái 8 tuổi xuất hiện các triệu chứng ho, khó thở và liên tục bị đau tức ngực.
- Gắp chiếc nhẫn ra khỏi thực quản bé gái 10 tuổi
- Bé gái 3 tuổi sốt cao trong nhiều ngày do kim khâu đâm vào đốt sống
- Người cứu bé gái rơi từ tầng 13 có cả nhóm hâm mộ: ‘Tôi không phải siêu nhân hay siêu anh hùng’
Theo Người Đưa Tin, ngày 10/3, Bệnh viện Nhi Đồng TP. HCM vừa tiếp nhận một trường hợp bị dị vật đường thở rất nguy hiểm.
Bệnh nhi là bé gái N.T.D.M. (8 tuổi, ngụ tại Đồng Tháp), gia đình bé cho biết, khoảng 2 tháng nay bé M. thường xuyên bị ho, khò khè, đau ngực khi chạy nhảy. Dù bé được đưa đi khám, uống thuốc nhưng tình hình vẫn không cải thiện.
Đến bệnh viện tỉnh, bác sĩ chụp CT phát hiện dị vật cản quang giống chiếc răng trong phổi, nên nhanh chóng chuyển bé tới Bệnh viện Nhi Đồng.
Theo Dân Trí, bác sĩ khai thác bệnh sử, người mẹ nhớ lại, khi nhổ răng hàm cho con tại nhà, nhổ xong thấy bé ho sặc rồi ổn dần. Hai mẹ con cố gắng tìm chiếc răng mà không thấy.
Những ngày sau sức khỏe của bé vẫn bình thường nên gia đình yên tâm. Khi các dấu hiệu bất thường của trẻ xảy ra, gia đình đều không nghĩ tới tình huống bé bị ho sặc khi nhổ răng.
Ngay lập tức các bác sĩ khoa Hô hấp đã chỉ định nội soi gắp dị vật cho bệnh nhi. Sau khi được lấy thành công chiếc răng, sức khỏe bệnh nhi đang dần ổn định.
Các bác sĩ khuyến cáo người lớn không nên tự nhổ răng cho trẻ. Ngoài tai nạn hi hữu như trên, tự nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà còn khiến trẻ đối mặt một số nguy cơ như: Không nhổ hết toàn bộ răng hư, răng mọc lệch, chảy máu tại vùng nhổ răng kéo dài.
Trước khi nhổ, không có các biện pháp vô trùng dụng cụ hay không vệ sinh tay sạch có thể khiến trẻ bị nhiễm khuẩn sau đó. Nếu không biết nhổ khiến trẻ bị đau dẫn tới việc trẻ sợ khám chữa răng sau này do ám ảnh.
Đặc biệt, tự nhổ răng sữa tại nhà, cha mẹ có thể bỏ qua thời điểm vàng để can thiệp nắn chỉnh, sửa chữa những lệch lạc răng vĩnh viễn ở giai đoạn sớm của trẻ.