Chính quyền Biden kỳ vọng chính phủ của Thủ tướng Scholf sẽ ưu tiên phối hợp với Washington trước thay vì đưa ra các sáng kiến ​​riêng đối với Trung Quốc. Thật không may là trong Bản tuyên bố của Bộ ngoại giao Trung Quốc, ông Tập đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Đức duy trì quyền tự chủ chiến lược của mình.

Ông Tập Cận Bình cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với EU “trong việc thể hiện quyền tự chủ chiến lược của mình và lãnh đạo việc thiết lập một cấu trúc an ninh châu Âu cân bằng, hiệu quả và bền vững để đạt được hòa bình lâu dài và ổn định lâu dài ở châu Âu”.

Rõ ràng, cuộc gọi điện thoại của Tổng thống Đức Steinmeier cho ông Tập xác nhận rằng, Thủ tướng Scholz đang ấp ủ kế hoạch bắt tay với Trung Quốc, giống như bà Merkel đã làm, và phớt lờ đồng minh Mỹ đang trong mối quan hệ căng thẳng với Trung Quốc. 

Điều đó chứng tỏ rằng, việc Đức thảo luận với Trung Quốc về việc hòa giải ở Ukraine là một bước đi táo bạo của giới lãnh đạo Đức vào thời điểm hiện tại khi Chính quyền Biden đang tham gia sâu vào cuộc chiến ủy nhiệm với Nga và tuyên bố sẽ hỗ trợ Ukraine cho tới “chừng nào còn cần thiết”.

Bất chấp Tổng thống Biden tuyên bố với Tổng thống Zelensky tại Nhà Trắng hôm 21/12 rằng, “Tôi chưa bao giờ thấy NATO hay EU đoàn kết hơn về bất cứ điều gì [như vào lúc này]. Và tôi thấy không có dấu hiệu của sự thay đổi”, thì rõ ràng Đức – một đồng minh quan trọng của Mỹ tại châu Âu đang thay đổi quan điểm nhanh chóng. 

Người Đức đã kìm nén sự tức giận và sự sỉ nhục trong suốt nhiều tháng qua khi các công ty dầu mỏ của Mỹ đang khai thác cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu để kiếm lời bằng cách bán khí đốt cho Đức, Pháp nói riêng và cho châu Âu nói chung với giá cao hơn gấp 3 đến 4 lần so với giá bán tại Mỹ. 

Đức cũng lo ngại rằng Đạo luật Giảm lạm phát của Chính quyền Biden dựa trên các khoản đầu tư cơ bản theo chính sách Chống Biến đổi khí hậu toàn cầu, có thể dẫn đến việc nhiều tập đoàn công nghiệp Đức chuyển sang Mỹ hoạt động do các chính sách ưu đãi của Mỹ cũng như không chịu nổi giá năng lượng cao ở châu Âu.

Nhưng điều tồi tệ nhất trong tất cả các chính sách “đâm sau lưng” đồng minh Đức là việc phá hủy đường ống dẫn khí Nord Stream. 

Mặc dù hai đường ống Nord Stream được xây dựng để cung cấp năng lượng giá rẻ cho Đức, nhưng chính phủ Đức dưới áp lực của Mỹ đã buộc phải cắt bỏ khí đốt của Nga và tự tay khai tử nền công nghiệp của chính mình. 

Khi đường ống Nord Stream 1 và 2 bị phá hoại, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã sốt sắng khi nói rằng, Đức nên thay thế đường ống dẫn khí đốt giá rẻ của Nga bằng khí đốt LNG giá cao của Mỹ.

Để nhập khẩu LNG của Mỹ, Đức sẽ phải chi hàng tỷ đô la xây dựng các cảng để tiếp nhận các tàu chở LNG. Hệ quả là làm cho ngành công nghiệp của Đức không có khả năng cạnh tranh, dẫn đến tình trạng phá sản, thất nghiệp tràn lan… Và đây chính là hồi chuông báo tử cho nước Đức.

Tuy nhiên, Đức lại phụ thuộc Mỹ về an ninh quân sự, nên chính phủ của Thủ tướng Scholz đã chọn cách im lặng, chấp nhận cay đắng bẽ bàng khi phải mua LNG đắt đỏ từ các công ty Mỹ để thay thế khí đốt của Nga. 

Nước Đức hẳn biết khá rõ thế lực nào đứng sau hành động phá hoại Nord Stream, nhưng đã không dám chỉ mặt điểm tên và phải kìm nén sự phẫn nộ. Việc phá hủy các đường ống Nord Stream khiến việc hồi sinh mối quan hệ Đức-Nga cũng trở thành một vấn đề nan giải. 

Lưu ý là vào tháng 7, Berlin và Moscow đã hồi sinh một kênh liên lạc bí mật thông qua cựu Thủ tướng Gerhard Schroeder, theo Reuters.

Những toan tính của Đức trong việc bắt tay xây dựng mối quan hệ sâu rộng hơn với Trung Quốc của Thủ tướng Scholz và Tổng thống Steinmeier cho thấy Mỹ vẫn là đồng minh của Đức, nhưng không còn là đối tác tin cậy.

Để thoát khỏi viễn cảnh sụp đổ, lựa chọn duy nhất còn lại đối với Đức lúc này là tiếp cận với Trung Quốc trong nỗ lực tuyệt vọng để phục hồi nền kinh tế. Trong đó, nhiệm vụ của Thủ tướng Scholz chủ yếu nhằm vào việc chuyển các cơ sở sản xuất của tập đoàn hóa chất đa quốc gia của Đức là BASF sang Trung Quốc thay vì Mỹ, để các sản phẩm của Đức vẫn có tính cạnh tranh. 

Khi bị dồn vào tình thế tuyệt vọng, chính phủ Đức khó có thể để chính quyền Biden phá hủy quan hệ đối tác với Bắc Kinh và biến Đức thành một nước chư hầu. Trong  cuộc chiến Ukraine, Đức trở thành quốc gia tuyến đầu cùng với Pháp có ý định ‘phản’ Mỹ bằng cách ủng hộ chấm dứt xung đột, nhưng mỉa mai thay chính quyền Biden mới là bên quyết định chiến thuật và chiến lược của châu Âu. 

Vì vậy Đức đã bắt tay với ‘kẻ thù” của Mỹ là Trung Quốc để xoay chuyển thế cục, và các dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh dường như cũng đang thích thú với ý tưởng này.

Có thể bạn quan tâm: