Mục điểm tin kinh tế tuần qua (từ ngày 10/05 đến 17/05) có những nội dung sau

Mỹ áp dụng biện pháp trừng phạt mạnh đối với Huawei, đẩy căng thẳng hai bên lên mức cao nhất

Theo thông tin Reuters: Chính quyền của Tổng thống Trump đã áp dụng biện pháp mạnh đối với tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei Technologies, theo đó các công ty sử dụng bất kỳ trang bị và phần mềm nào của Mỹ cũng sẽ không được cung cấp chip cho Huawei nếu không có giấy phép từ Washington.  Phản ứng lại với biện pháp này của Mỹ, ngày 16/05/2020,Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng phản đối kế hoạch này của Mỹ “Chúng tôi kêu gọi Mỹ chấm dứt ngay lập tức hành động đàn áp vô lý đối với Huawei và các doanh nghiệp Trung Quốc”, vì việc này sẽ dẫn đến “phá hủy chuỗi sản xuất, cung ứng và giá trị toàn cầu”.

Huawei là một tập đoàn đa quốc gia về thiết bị mạng và viễn thông của Trung quốc, được thành lập vào năm 1987. Các sản phẩm của Huawei hiện có mặt tại ở hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới. Năm 2012, tập đoàn này đã vượt qua Ericsson để trở thành công ty cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, và tới năm 2018 thì chính thức vượt qua Apple để trở thành nhà cung cấp smartphone lớn thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau nhà sản xuất đến từ Hàn Quốc là Samsung Electronics. Huawei được tạp chí Fortune Global 500 xếp hạng 72 trong số 500 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu.

Tập đoàn bán lẻ 118 tuổi JCPenny hoàn thành hồ sơ xin bảo vệ do phá sản vì đại dịch Covid-19

Theo tin từ Business Insider, tập đoàn bán lẻ các mặt hàng truyền thống như đồ dùng gia đình, quần áo với 118 năm trên thương trường Mỹ đã hoàn thành hồ sơ xin bảo vệ do phá sản vì đại dịch Covid-10 tại một toà án tại Mỹ do không trả được một số khoản nợ đáo hạn vào tháng 4 vừa qua.

JC Penney được thành lập vào năm 1902, là chuỗi cửa hàng bán lẻ có danh tiếng ở Mỹ. Tính tại thời điểm đầu năm nay, ước tính JCPenney có khoảng 90.000 nhân viên và 846 cửa hàng trên 49 bang ở khắp nước Mỹ.

Đại dịch Covid-19 gây ra những xáo động lớn cho ngành bán lẻ ở Mỹ do hậu quả của giãn cách xã hội và đóng cửa kinh tế. Trước ông lớn JCPenny cũng có hai tập đoàn bán lẻ lớn của Mỹ là Neiman March và J. Crew cũng đã phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản.

Giá dầu thế giới phục hồi, tăng ở mức 19% trong tuần qua

Theo thông tin từ Vietstock trích nguồn dẫn từ Down John Market, kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, giá hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 6 trên sàn Nymex tăng 6.8% lên 29.43 USD/thùng, kết quả tổng mức tăng trong tuần qua lên đến 19%. Giá đóng cửa này được ghi nhận là mức cao nhất kể từ ngày 13/03/2020.

Lý do của việc này là sự cắt giảm nguồn cung, các nước Ả-rập Xê-út tuyên bố cắt giảm thêm 1 triệu thùng/ngày trong tháng 6/2020, trong khi Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Kuwait cũng cắt giảm nhiều hơn so với mức kế hoạch ban đầu.  Đồng thời việc giảm của sản lượng dầu tại Mỹ cũng giúp dầu tăng giá trở lại. Trong báo cáo định kỳ hàng tháng công bố vào ngày thứ Năm (14/05), Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết Mỹ cắt giảm 12 triệu thùng/ngày đưa tổng nguồn cung dầu toàn cầu trong tháng 5/2020 xuống còn 88 triệu thùng/ngày, đây là mức thấp nhất trong 9 năm.

Ngành Hàng không Việt Nam cần ‘máy trợ thở’ tài chính để tiếp tục vận hành

Theo thông tin từ Thời báo kinh tế Sài gòn, các hãng hàng không nội địa đang dần phục hồi mạng bay trong nước với giá vé giảm hẳn so với thời trước đại dịch Covid nhưng câu hỏi về khả năng phục hồi và thời gian phục hồi vẫn đang là dấu chấm hỏi.

Trước thực tế là ngành hàng không trên toàn cầu đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn chưa từng có, môt vài hãng tên tuổi đã phải nộp đơn xin phá sản khi đại dịch chưa qua như hãng Virgin Australia của Úc được dựng nên với tên tuổi của tỉ phú Richard Branson đã tuyên bố phá sản sau khi không nhận được gói cứu trợ của chính phủ Úc. Hay như hãng hàng không Colombia Avianca của Mỹ, thành lập năm 1919, cũng vừa đệ đơn xin phá sản. Theo Bloomberg, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, Covid-19 đã làm mất đi 314 tỉ đô la doanh thu tiền vé, tương ứng với khoảng 70% công suất vận chuyển toàn cầu đã tạm dừng hoạt động.

Báo cáo của Ủy ban Kinh doanh Vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vào đầu tháng 4 cho biết Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) cần sự hỗ trợ từ Nhà nước với số tiền lên đến 12.000 tỉ đồng do các cạn kiệt quỹ tiền mặt và cần thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Nhiều hãng bay khác cũng gặp khó khăn tương tự về dòng tiền dù nói ra hay không. Điển hình như Hay một vụ việc khác là hãng hàng không non trẻ Bamboo Airways bị Tổng công ty Cảng hàng không (ACV) văn bản lên Bộ GTVT và Cục hàng không VN về việc Bamboo không trả phí dịch vụ lên đến 205 tỷ đồng dù đã ACV nhiều lần gửi văn bản đôn đốc yêu cầu trả nợ.

Về Jetstar Pacific, hãng hàng không này hiện đang phải tái cấu trúc khi tâp đoàn mẹ là Qantas (Úc) đang dự kiến chuyển nhượng 30% cổ phần còn lại cho Vietnam Airlines. Hiện vẫn chưa rõ số phận sắp tới của Jetstar Pacific, có lẽ hàng này cũng sẽ cần có hỗ trợ tài chính để tiếp tục vận hành.