Đài Loan mới đây đã thử nghiệm loại tên lửa hiện đại nhất ở căn cứ Cửu Bằng ở huyện Bình Đông, trong đó tên lửa tầm trung Vân Phong có tầm bắn 1.500km, có thể vươn tới nhiều mục tiêu ở Đại lục, bao gồm cả đập Tam Hiệp.
- Cập nhật sáng 30/4: Ngoại trưởng Mỹ thúc ép Trung Quốc cho phép tiếp cận phòng thí nghiệm Vũ Hán
- Cập nhật trưa 30/4: Thêm bệnh nhân TP.HCM tái dương tính Covid-19; Tàu chiến Mỹ tiếp tục tuần tra gần quần đảo Trường Sa
- Cập nhật trưa 1/5: Ông Trump nói có bằng chứng virus Corona ‘lọt’ ra từ Vũ Hán, doạ phạt thuế Trung Quốc
Quân đội Đài Loan từ lâu đã bị bỏ xa trong cuộc chạy đua vũ trang khi Bắc Kinh tăng cường nỗ lực hiện đại hóa quân đội. Hai tàu Type 075 mới, được cho là tàu đổ bộ và tấn công lớn nhất của mọi lực lượng hải quân châu Á, đã khiến chính quyền Đài Loan lo lắng.
Các tàu mới hạ thủy này sẽ gia nhập Hạm đội Đông Hải, trụ sở chính ở Ninh Ba, cách Đài Bắc 500 km về phía Tây bắc. Đây là lực lượng trọng tâm trong bất kỳ diễn biến căng thẳng quân sự nào xuyên eo biển Đài Loan.
Trước động thái trên của Trung Quốc, ngày 28/4, Cơ quan nghiên cứu và phát triển hệ thống tên lửa, Viện Hàn lâm Khoa học Đài Loan công bố đã nhiều lần thử nghiệm các hệ thống rocket và tên lửa tầm trung tại căn cứ Cửu Bằng huyện Bình Đông, trong đó có tên lửa tầm trung Vân Phong, tầm bắn 1.500 km, tốc độ đạt Mach 3.
Tên lửa Vân Phong sử dụng Động cơ chính là phản lực dòng thẳng để tránh xung đột với Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo, tích hợp 4 động cơ nhiên liệu rắn làm bộ đẩy của tên lửa Thiên Cung 2. Trong khi phóng, 4 bộ đẩy này đưa tên lửa đến độ cao tiêu chuẩn, sau đó lợi dụng luồng khí tốc độ cao để khởi động động cơ ramjet. Cấu trúc này được đánh giá là hiệu quả để đưa tên lửa lên và duy trì vận tốc siêu thanh.
Từ 2017 truyền thông Đài Loan đã tiết lộ kế hoạch nghiên cứu và phát triển hệ thống tên lửa Vân Phong. Đây là tên lửa đất đối không tầm trung, dự án này được liệt vào danh sách các dự án có tính bí mật cấp cao nhất. Đồng thời Đài Loan phát triển 2 biến thể, một loại có tầm phóng 1.200km và loại còn lại có tầm phóng lên tới 2.000 km, Bắc Kinh, Thượng Hải, thậm chí là đập Tam Hiệp đều nằm trong phạm vi tấn công của loại tên lửa này.
Với kết quả vừa thử nghiệm, học giả Đài Loan Tô Tử Vân tin rằng loại tên lửa này có thể trực tiếp cuộc tấn công vào căn cứ quân sự của Trung Quốc Đại lục. Mục tiêu chính của tên lửa Vân Phong là sân bay, bến cảng và các trung tâm chỉ huy quân sự, có thể vươn đến tuyến phòng thủ thứ 2 của Chiến khu Trung tâm ở sâu trong nội địa Trung Quốc. Nhiệm vụ của nó không phải là nhắm vào lực lượng, mà là tiêu diệt những mục tiêu quân sự để tước đi khả năng chiến đấu của đối phương.
Trước đây tên lửa Vân Phong sử dụng bệ phóng cố định trên mặt đất, hiện đã cải tiến, có thể phóng từ các xe phóng di động của tên lửa phòng không Thiên Cung 2. Mỗi xe bố trí 1 quả tên lửa Vân Phong, theo kế hoạch Đài Loan đang chế tạo 10 xe phóng và 20 tên lửa loại này.
Ngoài tên lửa Vân Phong, Hùng Phong-2E cũng là một trong những vũ khí sát thủ của Đài Loan. Hùng Phong-2E là biến thể tên lửa hành trình Hùng Phong được thiết kế cho nhiệm vụ tấn công mặt đất, có tầm bắn trên 600 km, mang một đầu đạn phân mảnh hoặc xuyên giáp. Nó được cho là có độ chính xác 15 mét CEP, có nghĩa là, 50 % tên lửa bắn sẽ rơi trúng trong phạm vi 15 mét hoặc gần hơn so với mục tiêu.
Bắc Kinh chưa bao giờ từ bỏ ý định sử dụng vũ lực để đưa Đài Loan quay về với đại lục. Quân đội Trung Quốc luôn thể hiện lập trường cứng rắn của mình với Đài Loan và trong vài tháng qua nhấn mạnh rằng họ sẽ làm điều đó nếu cần thiết.
Đáp lại, hãng thông tấn trung ương Đài Loan đưa tin rằng các tên lửa Vân Phong có tầm bắn 1.500 – 2.000 km, được thiết kế đặc biệt dùng đối phó với các tàu mặt nước và mục tiêu trên bộ, đã được thử nghiệm thành công đầu tháng này ở phía nam Đài Loan.