Gần đây Nga đã triển khai một hệ thống phát hiện phản pháo Ukraine với cái tên thú vị là “kháng sinh Penicillin”, được cho là có thể phát hiện vị trí của pháo binh Ukraine một cách hiệu quả và truyền tọa độ cho việc tấn công phá hủy ngay tức thì. Hệ thống mang tên loại thuốc kháng sinh này đã chứng minh năng lực trong xung đột tại Ukraine.

Rõ ràng Soledar và Bakhmut đang làm cạn kiệt quân đội Ukraine. Hãy nhìn vào số lượng khủng khiếp các đơn vị Ukraine được triển khai trên khu vực mặt trận chỉ dài 50 kilômét  này.

Ukraine liên tục tiếp viện cho Soledar và Bakhmut – ước tính tương đương khoảng 20 lữ đoàn cùng hàng trăm phương tiện chiến đấu đã đổ dồn vào tuyến phòng thủ này. Giới quan sát nhận định chính quyền Kyiv đã đổ khoảng 50% lực lượng sẵn sàng chiến đấu của Ukraine vào mặt trận Bakhmut. 

Tổng Tư lệnh vũ trang Ukraine tướng Zaluzhny đã rút các đơn vị từ các mặt trận khác như khu vực Kreminna và Svatove xa hơn về phía bắc ở tỉnh Luhansk để dồn quân vào Bakhmut. Trong khi ấy, truyền thông phương Tây và Ukraine gần như không đề cập đến những thiệt hại to lớn mà pháo binh Nga gây ra hàng ngày cho thành trì Bakhmut. Lưu ý là Ukraine có rất ít pháo binh để đáp trả và phía Nga hoàn toàn chiếm ưu tế. 

Đặc biệt gần đây Nga đã triển khai một hệ thống phát hiện phản pháo Ukraine với cái tên thú vị là “kháng sinh Penicillin”. 

Hệ thống trinh sát âm thanh và hồng ngoại 1B76 Penicillin này, được cho là có thể phát hiện vị trí của pháo binh Ukraine một cách hiệu quả và truyền tọa độ cho việc tấn công phá hủy ngay tức thì. 

Hệ thống Penicillin có thể ẩn nấp trong rừng, đó là một tổ hợp bao gồm các cảm biến âm thanh, module quang điện tử được đặt trên một cột trụ cao để quan sát và lắng nghe âm thanh chiến trường. Vì nó không phát ra nên đối phương không có cách nào để phát hiện ra nó. 

Penicillin hoạt động bằng cách so sánh âm thanh của các loại đạn pháo (được Bộ Quốc phòng Nga thu thập) kết hợp với thông tin thu được từ module quang điện tử, từ đó tìm ra vị trí của pháo binh địch. Với Penicillin, pháo binh Nga có thể tìm ra vị trí của đối phương chỉ trong vòng chưa đầy 5 giây kể từ khi chúng khai hỏa, từ đó tập trung hỏa lực áp chế.

Hệ thống mang tên loại thuốc kháng sinh này đã chứng minh năng lực trong xung đột tại Ukraine, khi có thể xác định chính xác mục tiêu pháo binh của Ukraine lẫn pháo của NATO. 

Danh sách ‘cẩu tặc’ Penicillin do Bộ Quốc phòng Nga cung cấp cho thấy, Lực lượng Hàng không Tác chiến-Chiến thuật, Lực lượng Tên lửa và Pháo binh của Nga đã vô hiệu hóa kho vũ khí pháo binh của Lữ đoàn Phòng thủ Lãnh thổ 114 ở Kharkov, cũng như 82 đơn vị pháo binh tại các vị trí bắn, nhân lực và khí tài của họ tại 98 khu vực.

Các hoạt động phản công này đã dẫn đến sự phá hủy 

Một khẩu lựu pháo Krab do Ba Lan sản xuất 

Một khẩu lựu pháo M109 Paladin do Mỹ sản xuất và một xe chiến đấu trang bị hệ thống rocket đa phóng Grad (MLRS) ;

Một khẩu lựu pháo D-20 

Hai khẩu pháo Giatsint-B 

Hai pháo tự hành Akatsiya 

Năm khẩu pháo D-30

Cùng 4 trạm radar tác chiến phản công do Mỹ sản xuất cũng đã bị phá hủy:

Hai trạm AN/TPQ-50

Một radar tác chiến phản pháo AN/TPQ-36

Một radar tác chiến phản pháo AN/TPQ-48 

Con số trên tương đương với việc hai đại đội pháo binh (mỗi đại đội có sáu khẩu) bị tiêu diệt chỉ trong một ngày. Hỏa lực phản công của Ukraine chống lại pháo binh Nga không còn khả thi do các thiết bị phát hiện cần thiết đã bị loại bỏ, và do hỏa lực phản công của Ukraine bị lực lượng phòng không Nga bắn hạ.

Chiến dịch phản pháo này của Nga đã diễn ra được vài tuần. Nó đã vô hiệu hóa phần lớn pháo tầm xa còn lại của Ukraine. Trong khi đó, pháo binh Nga không ngừng hạ gục quân Ukraine trấn giữ tiền tuyến. 

Chiến thuật của Nga cho thấy, chỉ khi tất cả các chiến hào Ukraine bị trúng hỏa lực dữ dội thì bộ binh Nga lúc đó mới được tung vào chiến trường để nhằm tránh tổn thất nhất có thể. 

Có thể nói chiến thuật đưa thêm quân vào trận chiến ở khu vực Bakhmut như phía Ukraine đã và đang làm, không khác gì hình thức nướng quân và làm cạn kiệt các nguồn lực.

Trước cuộc xung đột, Ukraine có quân đội thường trực lớn thứ hai châu Âu chỉ đứng sau Nga, nhưng hiện giờ đội quân này đã trở nên cùng quẫn. Vào đầu cuộc chiến, quân đội Ukraine được cho là có khoảng 2.500 xe tăng, 12.500 xe bọc thép và 3.500 hệ thống pháo lớn. 

Tuy nhiên lực lượng Nga tuyên bố rằng, hầu hết những thứ đó đã bị loại bỏ bao gồm: “7.549 xe tăng và các phương tiện chiến đấu bọc thép khác, 984 phương tiện chiến đấu được trang bị MLRS, 3.853 khẩu pháo dã chiến và súng cối, cũng như 8.081 đơn vị thiết bị quân sự đặc biệt đã bị phá hủy trong chiến dịch quân sự đặc biệt”.

Nếu nghi ngờ những con số do phía Nga cung cấp, vậy chúng ta có thể đặt câu hỏi rằng: Tại sao Ukraine cần nhập khẩu nhiều vũ khí hơn mà vẫn luôn thiếu thốn khi đã nhận được viện trợ:

410 xe tăng thời Liên Xô được chuyển giao bởi các thành viên NATO trong khối cộng sản cũ, bao gồm Ba Lan, Cộng hòa Séc và Slovenia.

300 [Xe chiến đấu bọc thép/bộ binh], bao gồm 250 chiếc IFV do Liên Xô thiết kế từ các quốc gia cộng sản cũ.

1.100 [Xe bọc thép chở quân], bao gồm 300 xe chở quân M113 và 250 xe M117.

300 lựu pháo được kéo. Trong đó có hơn 210 khẩu M777 155mm và 72 khẩu lựu pháo 105mm của Mỹ.

Hơn 400 khẩu pháo tự hành, trong đó 180 khẩu đã được đặt hàng.

95 [bệ phóng tên lửa]

Ngoài ra còn có một số máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng và hệ thống phòng không của Ukraine cũng bị phá hủy. Trên thực tế, đội quân lớn thứ hai châu  u gần như bị loại bỏ ngay từ đầu cuộc chiến và phía Ukraine chỉ kéo dài xung đột cho đến hôm nay là nhờ sự hỗ trợ và viện trợ không ngừng của cả Mỹ, NATO và EU.

Tổng tham mưu trưởng Lực lượng Ukraine – Tướng Zaluzhny đã từng yêu cầu một danh sách dài các loại vũ khí mà quân đội ông cần như sau: “Tôi biết mình có thể đánh bại kẻ thù này. Nhưng tôi cần tài nguyên. Tôi cần 300 xe tăng, 600-700 xe chiến đấu bộ binh, 500 lựu pháo..”

Có điều là số vũ khí mà vị tướng Ukraine này yêu cầu NATO còn lớn hơn cả tổng lực lượng thiết giáp của hầu hết quân đội châu Âu.

Như vậy có thể thấy, đội quân lớn thứ hai châu  u đã cạn kiệt vũ khí, và đang khẩn khoản yêu cầu các đội quân lớn thứ 5, thứ 4, thứ 5… châu Âu, hay tất cả các quốc gia này gộp lại chuyển giao các thiết bị ‘phương Tây’ trong những tháng tới. 

Người Nga sẽ tiếp tục âm thầm tiêu diệt nguồn tiếp tế này như đã làm cạn kiệt nguồn lực của đội quân lớn thứ hai châu Âu. Giới quan sát nghi ngờ rằng, liệu NATO có còn đủ nguồn lực để cung cấp cho Ukraine? 

Đến thời điểm này, khi từ chối mọi giải pháp đàm phán hòa bình, NATO chỉ có hai lựa chọn: 

Hoặc là bất lực nhìn Nga phá hủy Ukraine điều đó đồng nghĩa NATO đã thất bại. 

Hoặc NATO sẽ làm mọi cách để có thể tuyên bố đã Chiến thắng người Nga, trong đó có việc Liên minh quân sự này sẽ can dự trực tiếp vào Ukraine bằng cách gửi vũ khí hạng nặng và binh sĩ tới cỗ máy xay thịt Đông Âu này. 

Tất nhiên, những người Mỹ theo phái cánh hữu hơn bao giờ hết sẽ ủng hộ lựa chọn đầu tiên. Tổng thống Joe Biden có thể vẫn phản đối việc gửi binh lính Mỹ tham chiến tại Ukraine, nhưng điều này có thể thay đổi nếu vụ scandal của ông chủ Nhà Trắng vượt ngoài tầm kiểm soát. 

Khi vụ bê bối ‘tài liệu mật’ có đà phát triển, vị tổng thống 80 tuổi này có khả năng sẽ phải tuân theo các chính sách đối ngoại diều hâu, và làm bất cứ điều gì mà giới tinh hoa theo chủ nghĩa toàn cầu yêu cầu. 

Nói thẳng ra, các tài liệu mật bị rò rỉ không phải là ngẫu nhiên với diễn biến bất lợi tại chiến trường Ukraine. Nó đang được những thế lực hậu trường điều khiển, thao túng chính trường để theo đuổi những lợi ích hẹp hòi. Thời điểm này, cuộc chiến do chính quyền Biden châm mồi ở Ukraine có phần thắng nghiêng về Nga ngay cả khi giới chính trị gia và truyền thông phương Tây không ai muốn thừa nhận.

Có thể bạn quan tâm: