Chú chó cho thấy khả năng giữ thăng bằng điêu luyện của mình, khi để đĩa gà luộc trên đầu rồi di chuyển.
Nhiều cư dân mạng để lại bình luận về khả năng giữ thăng bằng điêu luyện của chú chó:
“Chắc chú chó nghĩ, lát nữa thế nào con gà cũng thuộc về mình nên phải cố thôi”.
“Gà rớt đất ăn không ngon các bác ạ”.
“Muốn ăn phải lăn vào bếp”.
“Quá siêu đẳng luôn, chắc là ‘con nhà nòi’ quá!”.
“Phải chăng đây là Dog walk?”.
Video ghi lại khoảnh khắc chú chó cưng giữ gà luộc trên đầu:
Khám phá thêm về chó cỏ: Nguồn gốc, đặc điểm
Nguồn gốc
Chó cỏ hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như chó nhà, chó ta, chó mực, chó dé, chó vện… Đây đều là những tên gọi để chỉ chung giống chó có nguồn gốc ở Việt Nam. Những chú chó cỏ xuất hiện ở Việt Nam cách đây hơn 6000 năm trước và được ông cha thuần hóa, lai tạo tự nhiên từ xưa, gắn bó với đời sống sinh hoạt của người dân.
Giống chó này thuần chủng, không lai căng pha tạp, dễ nuôi và rất phổ biến ở nước ta.
Chó cỏ ở Việt Nam có 4 giống chính là: Chó Lài, chó H’mông cộc đuôi, chó Bắc Hà, chó Phú Quốc.
Đặc điểm
Chó cỏ thường có kích thước nhỏ hoặc trung bình. Những chú chó cỏ trưởng thành có chiều cao và cân nặng khác nhau. Chiều cao thông thường của chúng tính từ chân đến vai là 45-65cm và nặng 10-25kg khi đã trưởng thành. Chó cỏ giống cái thường nhỏ hơn so với giống đực.
Thân hình chó cỏ khá cân đối, dáng cao, ít bị béo phì. Cơ thể chúng săn chắc, khỏe mạnh để phù hợp với việc giữ nhà và đi săn. Chúng có thân hình chữ nhật ngang, lưng thẳng. Bàn chân thường nhỏ, chân đứng song song. Đuôi cong hình lưỡi liềm.
Phần đầu chó ta thường thon, nhìn như hình tam giác, trán phẳng. Mõm của chúng hình chữ V, đầu mõm hơi nhọn. Mũi màu đen, lưỡi hồng hoặc hồng đốm đen. Tai chó ta to vừa phải, thường hơi cụp nhưng khi nghe ngóng hoặc có tiếng động thì rất nhạy bén và sẽ vểnh lên.
Với chó cỏ, dù có bị lạc, bị bỏ rơi hay bị bắt đi thì chúng vẫn sẽ tìm mọi cách trở về với chủ. Chúng cũng có thể tìm về những nơi quen thuộc, đứng đợi chủ ngày này qua ngày khác mà không bỏ đi.
Có thể bạn quan tâm: