Chim bồ câu thể hiện khả năng bay liệng nhiều vòng trên bầu trời và ngay lập tức sà xuống cùng đồng loại đang ăn trên mặt đất.

Mời quý độc giả xem video

Xem thêm: Heo và chim bồ câu cúi mình lạy Phật, hình ảnh minh chứng cho sự tồn tại của luân hồi chuyển thế

Hình ảnh chú heo chạy thoát khỏi chuồng quỳ trước cửa chùa và chim bồ câu cúi đầu trước tượng Phật; càng khiến người ta tin vào tính xác thực của thuyết luân hồi.

Chú heo chạy thoát khỏi chuồng quỳ trước cửa chùa

Trong một lễ hội mùa xuân năm 2015 người dân ở Vĩnh Gia, Ôn Châu, Chiết Giang, Trung Quốc; đã chứng kiến ​​một cảnh tượng hết sức kỳ lạ xảy ra tại ngôi chùa trong làng.

 Heo và chú chim bồ câu cúi mình lạy Phật, hình ảnh minh chứng cho sự tồn tại của luân hồi chuyển thế
Chú heo khụy hai chân trước cửa chùa (ảnh: Family).

Vào thời điểm các nhà sư đang tiến hành làm lễ, bỗng nhiên trước cửa chùa xuất hiện một con lợn; khuỵu chân trước chùa hàng tiếng đồng hồ cho đến khi sư trụ trì ra xem và đọc kinh Phật cho nó. Sau khi nhà sư tụng kinh xong, con lợn liền đứng dậy.

Câu chuyện nhận được nhiều lượt bình luận và chia sẻ khác nhau. Một số đưa ra lời giải thích rất khoa học rằng; có thể nó đang mắc một chứng bệnh liên quan đến thiếu vitamin E; dẫn đến triệu chứng không đứng được bằng cả 4 chân. Tuy nhiên, hầu hết các ý kiến ​​khác, đặc biệt là những người đã tận mắt chứng kiến ​​câu chuyện đều coi đây là bằng chứng xác thực nhất cho sự tồn tại của luân hồi.

Lý giải sự việc chú heo quỳ lạy trước cửa chùa theo giáo lý nhà Phật

Theo giáo lý nhà Phật, trong sáu nẻo luân hồi, con người có thể được đầu thai làm động vật. Con heo này ở kiếp trước có thể đã làm điều đồi bại, thất đức, mắc nợ chủ nhân; nên kiếp này nó phải đầu thai làm heo để trả nợ. Thường thì khi đầu thai sẽ bị xóa hết kí ức kiếp trước; nhưng chú heo này kiếp trước có lẽ đã có lòng kính Phật nên kiếp này trong hoàn cảnh sắp mất mạng; thiên tính bỗng nhiên xuất lai nên mới chạy đến cửa chùa cầu cứu; hoặc nếu không thoát được cũng xin nương nhờ nơi cửa Phật, quyết tâm tu hành trong kiếp sau.

Anh Huang, chủ nhân của con lợn 150kg, cho biết nó đã bỏ chạy khỏi chuồng vào sáng 22 khi chuẩn bị đem làm thịt. Ngay sau khi bắt lại được, nó vẫn bị mổ thịt như đã định.

Lý giải sự việc chú heo quỳ lạy trước cửa chùa theo giáo lý nhà Phật
Trước làn sóng phản đối kịch liệt của dư luận; cuối cùng ông Huang cũng nhận ra điều mình không nên làm với chú lợn tội nghiệp này.

Có thể nhiều người sẽ nghĩ, nếu Phật từ bi, tại sao không cứu giúp, mà con lợn vẫn phải mất mạng? Thực tế, con người khó có thể hiểu được nguyên lý sâu xa.

Trong vũ trụ này có một nguyên lý, nợ thì phải hoàn trả; lợn bị mổ thịt cũng coi như là món nợ nghiệp phải trả, kiếp sau tốt hơn, Phật sẽ an bài cho kiếp đó; tùy theo nghiệp đức mà có thể được đầu thai thành cây cối, động vật được yêu quý hơn; và nếu may mắn nó có thể được làm người, có cơ hội tu luyện… thì đó chính là chuyện tốt.

Chú chim bồ câu cúi đầu trước tượng Phật

Trước đó, sự việc tương tự cũng xảy ra tại ngôi chùa ở miền nam Trung Quốc. Lần đó, khi một nhóm Phật tử đang nghe sư trụ trì thuyết Pháp; bỗng từ đâu con chim bay đến và cung kính cúi đầu trước Pháp ảnh của Đức Phật Thích Ca; khiến người xem vô cùng kinh ngạc. Con chim bồ câu này có thể đã tin vào Đức Phật trong một kiếp trước. Cho nên kiếp này dù có đầu thai thành chim bồ câu nhưng nó vẫn ghi nhớ cách sám hối trước tượng Phật; và ấp ủ một ngày được làm người, tu luyện trở về với bản lai của sinh mệnh. Phật Pháp quả thực vô cùng uy nghiêm và màu nhiệm.

Video: Điệu nghệ bay liệng của chú chim bồ câu
Con chim bồ câu cung kính cúi đầu trước Pháp ảnh của Đức Phật Thích Ca (ảnh: blog.xuite.net).

Trong các câu chuyện dân gian truyền miệng, không khó để bắt gặp những chuyện về luân hồi. Trải qua hàng trăm ngàn năm, đời đời, kiếp kiếp chúng sinh nương theo nghiệp đức của mình mà luân hồi; cũng từ đức và nghiệp mà an bài vận mệnh của một người. Người tài đức gặp nhiều thuận lợi, người thất đức thì khổ vô cùng. Người xuất gia hay nhiều bậc cao niên đã trải qua bao nhiêu ngọt bùi cay đắng trong cuộc đời; họ đều hiểu rằng, làm người không phải để hưởng thụ cuộc sống mà cái gốc sâu xa nhất chính là tu tâm, trả nghiệp đạt được cảnh giới cao hơn của sinh mệnh.

Vì vậy, hãy luôn trân trọng cơ hội, gặp chuyện vui thì chia sẻ cùng mọi người; gặp chuyện buồn thì bình tĩnh đón nhận. Làm việc thiện, tích đức, tránh xa những điều bất nhân; đó chính là bạn đang tự tạo cho mình một tương lai tươi đẹp và may mắn.