Một trong những tin tức gây chú ý trong vài ngày vừa qua chính là việc Thủ tướng Đức Olaf Scholz vừa tuyên bố rằng ông muốn nước Đức trở thành cường quốc hàng đầu ở châu Âu.
Trong một bài báo đăng trên tạp chí Foreign Affairs tuần trước, Thủ tướng Scholz đã công khai ủng hộ việc Đức quay trở lại con đường vũ trang quân sự.
Ông viết: “Người Đức có ý định trở thành người bảo đảm an ninh châu Âu… Vai trò quan trọng đối với Đức vào thời điểm này là trở thành một trong những nhà cung cấp an ninh chính ở châu Âu bằng cách đầu tư vào quân đội của chúng tôi, củng cố ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu, tăng cường sức mạnh tăng cường sự hiện diện quân sự của chúng tôi ở sườn phía đông của NATO…
Vai trò mới của Đức sẽ đòi hỏi một văn hóa chiến lược mới, và chiến lược an ninh quốc gia mà chính phủ của tôi sẽ áp dụng trong vài tháng tới sẽ phản ánh thực tế này…”
“Hôm nay, lần đầu tiên trong lịch sử gần đây của Đức, chúng tôi đang cung cấp vũ khí cho cuộc chiến giữa hai quốc gia… Và Đức sẽ tiếp tục duy trì cam kết của mình đối với các thỏa thuận chia sẻ hạt nhân của NATO, bao gồm cả việc mua máy bay chiến đấu F-35…”
Thủ tướng Scholz khẳng định trong bài luận của mình rằng, nước Đức đang trên con đường quân sự hóa, loại bỏ những hạn chế sau Thế chiến thứ hai, sẽ thúc đẩy xuất khẩu vũ khí với hy vọng trở thành “một trong những nhà cung cấp an ninh chính ở châu Âu… tăng cường sự hiện diện quân sự của Đức ở sườn phía đông của NATO .
Đồng thời, ông cho biết: “Đức sẵn sàng đạt được các thỏa thuận nhằm duy trì an ninh của Ukraine như một phần của giải pháp hòa bình tiềm năng sau chiến tranh. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không chấp nhận việc sáp nhập bất hợp pháp lãnh thổ Ukraine… Để kết thúc cuộc chiến này, Nga phải rút quân”.
Có điều là, Thủ tướng Scholz đã bỏ qua không chỉ lịch sử xâm lược trong quá khứ của Đức ở Đông Âu trong thế chiến thứ 2, mà còn cả những điểm yếu của nước này với tư cách là một cường quốc quân sự khi ông coi Đức như một bức tường thành chống lại Nga.
Ngay cả khi giả sử Thủ tướng Scholz có thể tìm kiếm một sự đồng thuận cung cấp tài chính cho một chương trình quân sự đầy tham vọng như vậy, nước Đức cũng sẽ gây ra làn sóng chấn động khắp châu Âu khi gợi nhớ lại ký ức kinh hoàng dưới thời Adolf Hitler.
Vào tháng 10, Ba Lan đã thông báo rằng họ muốn bắt đầu đàm phán với Đức về việc bồi thường chiến tranh trong Thế chiến thứ hai, và Bộ Ngoại giao Ba Lan đã gửi một công hàm chính thức tới Berlin yêu cầu chính phủ Đức bồi thường khoảng 1,3 nghìn tỷ euro thiệt hại do những tác động của việc Đức Quốc xã chiếm đóng Ba Lan từ năm 1939 đến năm 1945 .
Trong khi tiến tới tham vọng trở thành cường quốc quân sự số 1 EU, nước Đức cũng đang tách rời Pháp trong khi trục Pháp-Đức vốn là trụ cột của chính trị châu Âu trong nhiều thập kỷ qua.
Nhưng Sáng kiến Lá chắn Bầu trời Châu Âu của Thủ tướng Scholz với 14 quốc gia Châu Âu về việc tạo ra một hệ thống phòng không chung ở Châu Âu để chống lại người Nga đã không hề có tên nước Pháp!
Tờ DW viết như sau: Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht cho biết: “Có tổng cộng 15 quốc gia đã cùng nhau tổ chức các cuộc mua sắm chung dưới sự điều phối của Đức liên quan đến hệ thống phòng không châu Âu.
Các bên ký kết bao gồm Bỉ, Bulgaria, Cộng hòa Séc, Phần Lan, Hungary, Latvia, Hà Lan, Na Uy, Romania, Slovakia, cùng với Vương quốc Anh, Litva, Romania và Estonia”.
Có thể thấy, trong các vấn đề công nghệ quốc phòng, sự hợp tác của Đức với Pháp đang nhanh chóng trở nên mờ nhạt.
Mâu thuẫn Đức – Pháp đã lên cao trào trong những tháng qua, khi Tổng thống Pháp Macron đã bất bình trước việc Thủ tướng Scholz công bố khoản trợ cấp 200 tỷ euro cho ngành công nghiệp Đức mà không tham khảo ý kiến của Pháp, theo Reuters.
Một lần nữa, chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng 11 của Thủ tướng Scholz đã gửi thông điệp ngầm rằng, Đức sẵn sàng kết giao với Trung Quốc, và phớt lờ đề nghị của Tổng thống Pháp Macron về việc lên kế hoạch cho một sáng kiến chung Pháp-Đức để đối phó với Trung Quốc, theo Foreign Policy.
Tất cả những điều này báo hiệu tham vọng của Đức muốn hất cẳng Pháp và Ý để nắm quyền lãnh đạo châu Âu cả về chính trị và kinh tế. Nó cũng đặt ra một dấu hỏi lớn cho tương lai của Hiệp ước Aachen năm 2018 được ký bởi Tổng thống Macron và Thủ tướng Angela Merkel. Hiệp ước Aachen cũng tương đồng như Hiệp ước được ký kết vào ngày 22/1/1963 giữa Thủ tướng Đức Konrad Adenauer và Tổng thống Pháp Charles de Gaulle, đã biến sự cạnh tranh lâu dài giữa Pháp và Đức thành tình hữu nghị, cũng như củng cố chính sách “xa cách”i với Mỹ và Anh, theo ICDS.
Mâu thuẫn chưa dừng tại đó. Thủ tướng Đức Scholz cũng đã tán thành rằng Liên minh châu Âu nên chuyển sang bỏ phiếu theo đa số thay vì nhất trí. Là một cường quốc kinh tế, Đức có ảnh hưởng to lớn và kế hoạch của Thủ tướng Đức là tận dụng điều này để thiết lập ưu thế của Đức ở Nghị viện châu Âu. Nhưng đề xuất này của Thủ tướng Scholz đang gặp phải sự kháng cự.
Trong khi đó Hungary tiếp tục phản đối các biện pháp trừng phạt tiếp theo của EU đối với Nga. Nước này đã đơn thương độc mã dùng quyền phủ quyết để trì hoãn 18 tỷ euro viện trợ của 29 thành viên trong EU đang khao khát trừng phạt Nga tới mức sẵn sàng đi vay tiền (nợ tích lũy) để tài trợ cho nền kinh tế đang sa sút của Ukraine.
Thật thú vị, Hà Lan và Áo đã phủ quyết chống lại tư cách thành viên Schengen của Romania và Bulgaria. Lập luận phủ quyết là cả hai quốc gia Romania và Bulgaria đã không triển khai các hệ thống đủ mạnh để đăng ký người tị nạn trên biên giới của họ với các quốc gia ngoài EU, theo Brussels Times.
Chính sách tị nạn là nơi châu Âu dễ bị tổn thương và chia rẽ nhất khi Pháp và Ý đã đấu khẩu quyết liệt với nhau, theo Express.
Thật thú vị, tại mùa giải mới tại nhà hát La Scala ở thành phố Milan của Ý đã khai mạc vào hôm 8/12, với buổi ra mắt vở opera Boris Godunov của Modest Mussorgsky, với vai chính do ca sĩ opera nổi tiếng người Nga Ildar Abdrazakov đảm nhận.
Ngạc nhiên là, Tổng thống Ý Sergio Mattarella, Thủ tướng Giorgia Meloni và giới thượng lưu Ý, bao gồm các chính trị gia, doanh nhân, diễn viên, đạo diễn, nhà thiết kế thời trang và kiến trúc sư, đã tham dự vở opera Nga.
Điều này càng khoét sâu vào sự mâu thuẫn trong lòng EU, khi Ý đang đi ngược lại với văn hóa tẩy chay, ghét bỏ mọi thứ liên quan người Nga của các quan chức Brussel.
Một lần nữa, tuyên bố gần đây của Tổng thống Emmanuel Macron, rằng bất kỳ cấu trúc an ninh châu Âu nào cũng phải “đảm bảo” cho lợi ích của Nga cũng làm nổi bật sự mâu thuẫn trong lòng châu Âu.
Chắc chắn, một nước Đức quyết đoán sẽ là vấn đề đáng lo ngại đối với Tây Âu, đặc biệt là Pháp và Ý.
Liệu EU và NATO có đồng thuận để tiến hành 1 cuộc chiến tranh toàn diện và trực diện với người Nga?
Có thể bạn quan tâm: