Châu Âu dường như vẫn phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt của Nga và cũng như khối này đang phải chiều lòng Tổng thống Zelensky vốn luôn thay đổi quan điểm trong chớp mắt, và đang yêu cầu mọi thứ từ tài chính đến cung cấp vũ khí cho nước này.
Tờ Bloomberg cho biết: “Một lệnh cấm vận hoàn toàn đối với khí đốt của Nga chưa bao giờ được xem xét nghiêm túc, do sự khan hiếm nguồn cung toàn cầu”.
Ngoài ra còn có thêm các yếu tố phức tạp khác là Pháp đã phải trì hoãn việc khởi động lại ba lò phản ứng hạt nhân, và điều này càng gây căng thẳng hơn cho nguồn cung năng lượng của châu Âu, khi nền kinh tế lớn nhất EU là Đức nhập khẩu điện chủ yếu là từ Pháp.
Tuy nhiên chúng ta cũng đừng quên rằng, các lò phản ứng hạt nhân của Pháp lại phụ thuộc rất nhiều vào nguồn uranium của Nga.
Thêm nữa, Ukraine đã không còn khả năng xuất khẩu điện cho châu Âu do các trạm biến áp đã bị phá hủy khi Nga tấn công mạng lưới điện nước này. Thậm chí trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng gia tăng vào những tháng mùa đông, châu Âu thậm chí còn phải đèo bòng thêm gánh nặng hỗ trợ Ukraine, khi Tổng thống Zelensky kêu gọi EU “đảm bảo an ninh năng lượng của Ukraine, khôi phục cơ sở hạ tầng năng lượng” cho nước này.
Ngay cả khi châu Âu trải qua mùa đông với cái giá phải trả quá đắt là phi công nghiệp hóa nhiều hơn, hàng loạt các cơ sở kinh doanh phải đóng cửa, các văn phòng chính phủ và các địa điểm công cộng tiết kiệm năng lượng hết mức… , thì châu Âu vẫn sẽ rơi vào tình trạng thiếu năng lượng kinh niên.
Làm thế nào để châu Âu vượt qua mùa đông năm 2022 này, chứ đừng nói đến mùa đông kế tiếp 2023 một khi loại bỏ khí đốt của Nga?
Irina Slav, một chuyên gia về ngành dầu khí và là cây bút đầy kinh nghiệm của trang Oilprice đã nhận xét như sau:
Thứ nhất, Châu Âu đã lấp đầy thành công các kho chứa khí đốt tự nhiên trước mùa đông, nhưng cần nhiều hơn nữa để cứu châu lục này thoát khỏi tình trạng khẩn cấp về năng lượng.
Thứ hai, thời tiết đặc biệt ôn hòa trước mùa đông này, nhưng không thể bỏ qua những lo ngại về nhu cầu gia tăng trong thời tiết lạnh hơn.
Thứ ba, Cơ quan quản lý năng lượng Đức Klaus Mueller lưu ý: “Chỉ cần một vài ngày lạnh cóng là đủ để làm tăng đáng kể mức tiêu thụ khí đốt”.
Liên minh châu Âu đang chạy đua với thời gian cho kịp trước thời điểm ngày 5/12 khi lệnh trừng phạt dầu mỏ Nga có hiệu lực để nhập khẩu khí đốt tự nhiên từ bất kỳ nguồn nào có sẵn, bao gồm cả khí đốt của Nga.
Điều đó càng làm dấy lên lo ngại rằng mùa đông ở châu Âu năm nay có thể sẽ khắc nghiệt hơn, cho dù EU đã tích trữ bao nhiêu khí đốt trong kho dự trữ. Nhưng sự ‘khuất tất” trong quan điểm của các chính trị gia cũng như truyền thông phương Tây đã mang lại sự an tâm giả tạo cho công chúng.
Ngày 18/11, Reuters đưa tin rằng châu Âu đã hoàn thành nạp đủ lượng khí đốt kỷ lục vào kho dự trữ. Đó là một tin tốt lành cho người dân châu Âu, đặc biệt là khi thời tiết nắng ấm trong suốt tháng 10 và tháng 11, đã khiến mức tiêu thụ khí đốt trong dân chúng giảm một cách tự nhiên hơn là bị bắt buộc phải tiết kiệm năng lượng.
Nhưng vấn đề là ngay cả khi mùa đông châu Âu năm nay ôn hòa, thì chắc chắn thời tiết cũng không đủ ôn hòa vào tháng 12 và tháng 1 – là hai tháng lạnh nhất tại châu Âu.
Và điều này có nghĩa là nhu cầu năng lượng sưởi ấm chắc chắn sẽ tăng trong tháng tới và tháng sau. Điều này đồng nghĩa là tiêu thụ khí đốt sẽ cao hơn và kho dự trữ khí đốt sẽ bị giảm sút nhanh chóng.
Nhưng nếu châu Âu đã đạt đủ lượng khí đốt cao kỷ lục trong các kho dự trữ, thì làm sao các quan chức EU phải lo lắng. Người đứng đầu cơ quan quản lý năng lượng của Đức, ông Klasu Mueller đã cảnh báo vào đầu tháng 10 rằng, “Tình hình có thể trở nên rất nghiêm trọng nếu chúng ta không giảm đáng kể mức tiêu thụ khí đốt của mình”.
Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh nước Đức vào thời điểm đó đang đổ đầy các kho lưu trữ khí đốt. Sau đó, vào tháng 11, Reuters lại dẫn lời ông Klasu Mueller nói rằng, kho xăng của Đức có thể cạn kiệt trong vài ngày nếu thời tiết trở nên rất lạnh. Ông nói: “Chỉ cần vài ngày lạnh cóng là đủ để lượng tiêu thụ gas tăng mạnh. Khi ông ấy nói điều đó, mức dự trữ xăng ở Đức đã lên tới 99,3%.”
Thật vậy, tất cả những ai đã trải qua mùa đông ở châu Âu đều biết rằng, khi trời lạnh, ít người có đủ can đảm ngồi chịu lạnh thay vì bật máy sưởi ấm.
Theo Reuters, chi phí hóa đơn năng lượng cao sẽ khiến dân chúng ngần ngại tiêu thụ nhiều khí đốt, nhưng một khi trời trở lạnh, điều mọi người nghĩ tới trước tiên là làm thế nào để sưởi ấm chứ không phải giá xăng là bao nhiêu, đặc biệt đối với những người có vấn đề về hô hấp.
Vì vậy để châu Âu có thể yên tâm vượt qua 3 tháng mùa đông lạnh nhất, không phải quyết định ở lượng khí đốt dồi dào trong các kho dự trữ, mà là làm thế nào có được dòng khí đốt của Nga tiếp tục chảy qua đường ống Ukraine sau khi 2 đường ống Nord Stream đã bị phá hoại.
Có vẻ như châu Âu vẫn phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt của Nga và cũng như khối này đang phải chiều lòng Tổng thống Zelensky vốn luôn thay đổi quan điểm trong chớp mắt, và đang yêu cầu mọi thứ từ tài chính đến cung cấp vũ khí cho nước này. Đúng là châu Âu bị bủa vây tứ phía.
Có thể bạn quan tâm: