Quán bún được mở hơn một năm nay với giá bán hàng ngày từ 15-20 nghìn đồng một tô nhưng vào Chủ nhật chỉ bán 2.000 đồng cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
- Bố tâm thần, mẹ động kinh, con trai vào đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia
- Hà Nội xuất hiện ‘siêu thị 0 đồng’ sau cây ‘ATM gạo’
- Tục ngữ Việt Nam lược giải: Chồng trước đánh mau chồng sau mau đánh
“Một lần tình cờ gặp hai ông cháu bán vé số vừa đói, vừa rét vào ăn bún và nhường nhau miếng chả cá thấy thương vô cùng, nên tôi quyết định mở quán bún 2.000 đồng này”, anh Phương chia sẻ với VietNamNet.
Cứ đến Chủ nhật hàng tuần, những mảnh đời kém may mắn ở quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn… lại đến với 663 đường Ngô Quyền để không chỉ nhận nụ cười mà còn được thưởng thức tô bún mang hương vị tình thương của ông chủ trẻ Trần Duy Phương (SN 1992, trú tại phường An Hải Bắc) chỉ với giá 2.000 đồng.
Quán bún được mở hơn một năm nay sau đợt dịch Covid-19 lần 1 năm 2020, với giá bán dao động 15-20 nghìn đồng một tô từ chả cá, riêu cua, cá ngừ…
Anh Phương thường xuyên đi làm thiện nguyện, gặp không ít những mảnh đời bất hạnh nên quyết định mở quán bún 2.000 vào Chủ nhật các tuần để chia sẻ một phần với những người khó khăn. Đến nay quán bún ra đời và duy trì được gần 6 tháng.
Ban đầu cũng ít người biết nhưng một thời gian sau khách đến ngày càng nhiều hơn, mỗi ngày Chủ nhật quán tiếp khoảng tầm hơn 30 khách hàng.
Anh Phương cũng gặp nhiều khó khăn khi bắt đầu mở quán, vì phải thuê cửa hàng, nhân lực cũng chưa đủ….
Lúc đó rất khó khăn, nhưng thấy những hoàn cảnh khó khăn, vất vả hơn mình ngoài kia, trong tâm anh thấy mình cần phải giúp họ. “Nghĩ đến việc họ vất vả mưu sinh thì càng thôi thúc mình phải cố gắng hơn để giúp đỡ họ”, anh Phương bộc bạch.
Sau một thời gian hoạt động thì kinh phí của quán bún 2.000 đồng này được anh Phương trích từ lợi nhuận của quán và thu nhập cá nhân.
Ông Trần Ngọc Sơn – khách hàng của quán bún 2.000 cho hay, với quán bún như này sẽ giúp cho người có hoàn cảnh khó khăn đỡ hơn rất nhiều. “Bún rất ngon và ông chủ rất thân thiện. Tôi mong muốn ông chủ có nhiều sức khỏe để giúp đỡ nhiều người hơn nữa”, ông Sơn nói.
Với bát bún 2.000 mỗi khách hàng đều được chọn bất kỳ món nào từ thập cẩm đến chả cá, cá ngừ hoặc diêu cua. Những vị khách đặc biệt này đều được phục vụ, đón tiếp nhiệt tình vui vẻ.
Bên cạnh quán bún yêu thương này thì anh Phương còn tham gia rất nhiều hoạt động từ thiện khác. Địa điểm quán của anh còn là nơi để các nhà hảo tâm tổ chức các buổi thiện nguyện.
Trước đó, cũng tại Đà Nẵng một quán bánh mì 0 đồng được anh Đào Văn Vĩnh (27 tuổi) mở ra tại số nhà 117/10 Ngô Gia Tự (quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng), theo Dân Trí.
Hàng ngày, từ 9h sáng đến chiều, anh Vĩnh cùng bạn của mình trao đi những ổ bánh mì miễn phí đến những người có hoàn cảnh khó khăn. Thời gian từ 11h trở đi là thời điểm quán đông khách, mỗi ngày ước chừng khoảng 150 đến 200 cái bánh mì được trao đi.
Người đến nhận bánh mì thường là những người có thu nhập thấp như các cô chú bán vé số, người già neo đơn, người khuyết tật…
Trước khi mở tiệm bánh mì 0 đồng, anh Vĩnh cũng từng mở quán cơm 2.000 đồng để chia sẻ bớt nhọc nhằn, mưu sinh với những người nghèo.
Cũng như quán cơm 2.000 đồng, việc mở thêm quán bánh mì 0 đồng của anh Vĩnh là do anh yêu thích việc nấu ăn và mong muốn làm việc thiện chia sẻ với những mảnh đời thiếu may mắn.