Cát Linh – Hà Đông lỡ hẹn ngày vận hành, Hà Nội vẫn đề xuất xây 2 đường sắt mới
Dự kiến khai thác đầu năm 2019 nhưng đến nay tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông vẫn chưa xác định ngày vận hành. Hà Nội lại lập hồ sơ trình Chính phủ 2 dự án đường sắt khác, tổng mức đầu tư hơn 106.000 tỷ đồng.
- Điểm tin kinh tế: Trung Quốc ngưng mua nông sản Mỹ; Quốc hội Thái Lan phê duyệt gói kinh tế 58 tỷ USD
- Trung Quốc: Xuất khẩu suy yếu và làn sóng thất nghiệp gia tăng
- Sập mỏ đá ở Điện Biên, chôn vùi 3 người
Dự án Cát Linh – Hà Đông khởi công tháng 10/2011, dự kiến vận hành vào quý II/2019, nhưng sau 10 lần chậm tiến độ, đến nay tổng thầu EPC chưa xác định được ngày hoàn thành, không có cơ sở trình cấp thẩm quyền cho phép kéo dài thời gian thực hiện.
Do ảnh hưởng của đại dịch Viêm phổi vũ Hán, các chuyên gia Trung Quốc của Tổng thầu và toàn bộ nhân sự của đơn vị Tư vấn giám sát chưa quay lại Việt Nam. Dự án đang gặp vướng mắc liên quan tới thiết bị công nghệ khu Depot, đánh giá an toàn đoàn tàu và công tác vận hành toàn hệ thống.
Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội về vấn đề tiến độ dự án, trong đó có việc tổng thầu đề nghị số chuyển số tiền 50 triệu USD để thực hiện công tác vận hành hệ thống và phải thanh toán toàn bộ trước khi bàn giao.
Trong khi dự án trọng điểm này chậm tiến độ, Đơn vị thi công và Tư vấn giám sát đều chưa quay lại lại việc, chưa có nguồn vốn trả cho Tổng thầu thì Hà Nội lại trình Chính Phủ 2 dự án đường săt mới.
Ngày 1/6 phiên họp thứ 45 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần 2 về một số cơ chế chính sách đặc thù cho Hà Nội. Trong đó có việc đang trình Chính phủ về 2 tuyến đường sắt: Ga Hà Nội đi Hoàng Mai trị giá khoảng hơn 40.000 tỷ; đường sắt từ Văn Cao đi Hòa Lạc hơn 66.000 tỷ, tổng mức đầu tư 2 dự án hơn 106.000 tỷ đồng.
Về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhắc lại nguyên tắc tiền từ cổ phần hoá chỉ dùng cho xây dựng cơ bản, Hà Nội sử dụng vào việc gì thì theo thẩm quyền quyết định của HĐND. Nhưng nếu quy mô vượt quá dự án nhóm A, thuộc diện công trình trọng điểm quốc gia thì phải trình Quốc hội xem xét.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết hai dự án này sẽ được đầu tư hoàn toàn bằng vốn của TP Hà Nội, được lấy từ vốn cổ phần hóa, vốn đầu tư công của Thành phố và phát hành trái phiếu. Hồ sơ sau khi trình Chính phủ sẽ cố gắng sẽ trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay.
Tương tự đường sắt đô thị tuyến Cát Linh – Hà Đông thì đường sắt đô thị tuyến Nhổn – Ga Hà Nội, Yên Viên – Ngọc Hồi cũng đang là những siêu dự án đội vốn khủng và liên tục lùi thời gian hoàn thành, làm giảm hiệu quả đầu tư, gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội của đất nước.
Trước tình hình đó, cử tri nhiều quận huyện, thị xã của thành phố đề nghị Chính phủ chỉ đạo thanh kiểm tra, xác định rõ nguyên nhân, truy cứu trách nhiệm của từng cá nhân cụ thể trong việc triển khai các dự án trên, tránh việc chỉ đổ lỗi cho tập thể và cho nhà thầu, đồng thời xem xét có cần tiếp xây mới thêm dự án mà chưa vận hành dự án tương tự để đánh giá hiệu quả của nó hay không.