Cảm xúc ảnh hưởng đến cơ thể người rất lớn, tùy loại cảm xúc khác nhau sẽ tác động đến các bộ phận khác nhau. Để có sức khỏe tốt nên kiểm soát tốt cảm xúc.
- Lá thư đầy cảm xúc của Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ gửi một kỹ sư Việt mắc Covid-19: ‘Nhân ơi, xin em đừng chết!’
- Những hành động khiến tình cảm vợ chồng trở nên lạnh lẽo, làm nhiều rồi cố sửa thế nào cũng chẳng ấm lại được
- ‘Tôi sẽ đến tận nhà cảm ơn anh’ – Người chồng cảm kích bác tài tốt bụng cho vợ quá giang đến viện sinh con ngày lũ
Chúng ta có rất nhiều cách để thể hiện cảm xúc của mình ra bên ngoài thông qua các bộ phận trên thân thể. Có lúc nóng nảy, tức giận, buồn rầu… có lúc lại vui vẻ, hạnh phúc và cảm giác đầy hào hứng. Thông thường những cảm xúc ấy có thể đan xen lẫn nhau. Tuy nhiên, khoa học có giải thích và phân tích những cảm xúc này có mối liên quan mật thiết đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Dưới đây, chúng ta cùng tham khảo về kết quả phân tích các loại cảm xúc nhé.
Nội dung chính
Các loại cảm xúc cơ bản của con người
1. Cảm xúc tiêu cực kéo dài
Những cảm xúc tiêu cực do ý nghĩ tiêu cực tạo thành. Nó trở thành “gánh nặng về cảm xúc”; là những cảm giác về tinh thần không tốt bị mắc kẹt trong bộ phận nào đó của cơ thể quá lâu. Là gánh nặng vô hình nhưng đủ sức gây trở ngại cho chức năng hoạt động của bộ phận đó. Đồng thời khiến cơ thể chúng ta thấy mệt mỏi.
Tiến sĩ Bradley Nelson, một chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Y học năng lượng sinh học và Tâm lý học ở Mỹ cho biết; cảm xúc bị dồn nén sẽ gây ra rung động và tần số ở các bộ phận trong cơ thể.
Nếu chúng ta không xử lý hoặc giải phóng sớm loại cảm xúc này; năng lượng mà chúng tạo ra sẽ bị kẹt bên trong và có thể biểu hiện qua triệu chứng như căng cơ, đau đầu hoặc các bệnh lý khác.
2. Cảm xúc yêu thương và hạnh phúc
Cảm xúc “yêu thương và hạnh phúc” thường lan tỏa đến toàn bộ cơ thể.
Sự kích thích cảm xúc từ cảm giác vui vẻ chuyển sang tác động đến các cơ nằm trong dạ dày, ruột và bàng quang của chúng ta.
Cả hai cảm xúc hạnh phúc và yêu thương đều giải phóng hormone dopamine và serotonin. Đây là những hormone tạo cảm giác tốt. Có thể giúp điều chỉnh tâm trạng và cảm xúc tích cực. Hai chất dẫn truyền thần kinh này hoạt động cùng nhau; duy trì sự cân bằng hóa học cho toàn bộ cơ thể chúng ta.
3. Cảm xúc tức giận
Cảm xúc tức giận chủ yếu tác động đến nửa phần trên của cơ thể; chủ yếu là ảnh hưởng đến tim.
Có lẽ đây là lý do tại sao chúng ta cảm thấy muốn đấm tay vào một thứ gì đó mỗi lúc cảm xúc tức giận ập đến. Năng lượng của loại cảm xúc này trở nên khá mạnh mẽ ở đôi tay. Cơ thể có phản ứng tự nhiên là cảm thấy cần giải phóng cảm xúc đó ra ngoài.
Cảm xúc tức giận cũng giải phóng hormone adrenaline.Nó khiến cơ bắp căng lên và huyết áp cũng tăng lên. Có những nghiên cứu khoa học và tâm lý về mối liên hệ giữa sự tức giận bị kìm nén với bệnh tim và hệ thống miễn dịch suy yếu. Do đó, người bị bệnh về tim nên kiểm soát cảm xúc tốt và sống tích cực; biết bao dung cho người khác sẽ tốt cho chính sức khỏe bản thân.
4. Cảm xúc sợ hãi và chán ghét
Cảm xúc sợ hãi và chán ghét sẽ ảnh hưởng đến nửa trên của thân thể và hệ thống tim mạch.
Phản ứng chống trả hay bỏ chạy của cơ thể khi có cảm giác sợ hãi xuất hiện; nó bao gồm việc giải phóng các hormone epinephrine và norepinephrine; giúp cơ bắp của chúng ta chuẩn bị đối phó những hành động có tính bạo lực.
Các hormone này sẽ làm tăng hoạt động của cơ quan tim và phổi. Cũng giống như những cảm xúc tiêu cực khác, sợ hãi; thường xuyên như vậy có thể dẫn đến căng thẳng mãn tính. Nguy hiểm hơn là nó sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về hệ tim mạch.
5. Cảm xúc buồn rầu
Cảm xúc từ nỗi buồn có thể bị giữ lại trong đầu và ngực chúng ta; nó tạo cảm giác trầm cảm và làm phần dưới cơ thể có xu hướng ngưng hoạt động.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trầm cảm có thể góp phần làm thay đổi trong não; có thể gây đau đầu và kích động thần kinh. Cảm giác đau khổ cũng có thể dẫn đến tình trạng mất hứng thú với thứ gì đó ở hiện tại.
Việc kiểm soát được những ý nghĩ tiêu cực sẽ hạn chế cảm giác buồn rầu này.
6. Cảm giác lo lắng và hoang mang
Cảm giác lo lắng ảnh hưởng đến phía trên của vùng xương chậu của cơ thể.
Cũng giống như cảm xúc sợ hãi, cảm xúc này kích hoạt hormone adrenaline và làm tăng nhịp thở. Để não có thể nhận được nhiều oxy hơn và chuẩn bị cho mối đe dọa mà cơ thể nhận thức được.
Nhịp tim tăng nhanh, đau ngực và cảm giác buồn nôn là tất cả các triệu chứng của cảm giác lo lắng. Lo lắng kéo dài liên tục một thời gian sẽ làm gián đoạn các chức năng bình thường của các bộ phận trên cơ thể. Nó cũng có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Điều này khiến cơ thể chúng ta dễ bị nhiễm virus và các bệnh khác.
Phần lớn chúng ta đều cảm thấy lạnh chân khi lo lắng. Chân và bàn chân thiếu cường độ hoạt động có thể là do các mạch máu co lại; dẫn đến máu đến các bộ phận bên ngoài cùng của cơ thể cũng ít hơn.
7. Cảm giác đố kỵ
Sự đố kỵ tác động đến bộ phận ngực và đầu, có thể gây ra các vấn đề về tim.
Một chuyên gia đã mô tả sự đố kỵ là “một hỗn hợp cảm xúc phức tạp của sự sợ hãi, căng thẳng và tức giận”. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu bên trong cơ thể chúng ta lấp đầy cảm xúc này. Nó gây ra các bệnh về tim mạch; làm tăng hormone adrenaline và có khả năng gây mất ngủ.
Cảm xúc ảnh hưởng đến cơ thể người và nguy cơ gây ra các loại bệnh
Để giải phóng những cảm xúc tiêu cực kéo dài quá lâu khỏi cơ thể; chúng ta có thể sử dụng những phương pháp như thừa nhận cảm xúc đó và nhờ sự trợ giúp của chuyên gia. Chủ động tham gia các hoạt động như khiêu vũ, tập yoga, thiền định… Các hoạt động này sẽ rất tốt cho việc kiểm soát cảm xúc và vứt bỏ cảm giác tiêu cực, bồi bổ năng lượng tích cực cho cơ thể.
Mỗi loại cảm xúc sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến một vài bộ phận cơ thể; từ đó ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và bệnh tật. Đặc biệt, cảm xúc còn ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần của chúng ta. Do vậy, cần rèn luyện các thói quen tích cực và tư tưởng sống lạc quan, yêu đời. Hoặc có thể chọn các phương pháp tu tâm dưỡng tính của một môn tu luyện nào đó.
Trên đây là một số cảm xúc thường gặp của chúng ta và sự ảnh hưởng đến từng bộ phận cơ thể. Hiểu được các mối tương quan này, chúng ta có thể biết cách kiểm soát được cảm xúc; tránh ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của bộ phận cơ thể cũng như các bệnh lý đang gặp.
Hy vọng mối liên quan của cảm xúc ảnh hưởng đến cơ thể được phân tích ở trên có thể giúp ích cho chúng ta, để có tinh thần tốt và cảm xúc tích cực.