Bôi nhọ nhóm BTS thất bại, Trung Quốc tuyên bố thành lập ban nhạc nam đối thủ
Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc hôm thứ Tư (3/2) tiết lộ tập đoàn Tencent sẽ đầu tư vào việc thành lập “một nhóm nhạc nam quốc tế” để thúc đẩy trao đổi văn hóa Trung Quốc đã được Đảng Cộng sản kiểm duyệt.
- Nhà Trắng lên tiếng sau các cáo buộc ông Biden đang bị kiểm soát
- Nghị sĩ Mỹ sẵn sàng từ chức tại Hạ viện để bào chữa cho ông Trump
- Tin sáng 4/2: Hải Dương có thêm 37 ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng; Anh-Nhật quan ngại về Biển Đông
Theo Breitbart, thông báo này được đưa ra sau thất bại của chính phủ Trung Quốc trong nỗ lực bôi nhọ nhóm nhạc nổi tiếng của Hàn Quốc BTS chỉ vì một thành viên của ban nhạc đã ca ngợi sự hy sinh của quân đội Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên.
Các tờ báo của Trung Quốc như Global Times đã lên án hành động này là sự xúc phạm trực với người hâm mộ Trung Quốc vì đã phớt lờ vai trò của Trung Quốc trong cuộc chiến này. Nhiều báo cáo cho thấy “cư dân mạng” Trung Quốc đã tẩy chay nhóm nhạc, gây ra phản ứng dữ dội ở Hàn Quốc khi những người hâm mộ BTS tại đây không hiểu nổi tại sao Bắc Kinh lại bị xúc phạm và bày tỏ sự thất vọng với chiến dịch bôi nhọ của Trung Quốc.
Sau các cuộc tấn công, BTS đã phá vỡ nhiều kỷ lục, bao gồm trở thành nghệ sĩ âm nhạc Hàn Quốc đầu tiên đứng đầu bảng xếp hạng Billboard Hot 100, nhóm đầu tiên đứng đầu bảng xếp hạng Artist 100, Hot 100, Billboard 200 và là Nhóm nhạc pop Hàn Quốc đầu tiên được đề cử giải Grammy. Chiến dịch của chính phủ Trung Quốc cũng không ngăn được đĩa đơn của BTS trên đài phát thanh Trung Quốc hoặc làm giảm mức độ phủ sóng của họ ở nước này.
Theo Global Times , nhóm nhạc Trung Quốc sẽ được thành lập thông qua chương trình tìm kiếm tài năng CHUANG 2021 của Tencent. Nhóm nhạc này sẽ đóng vai trò thúc đẩy trao đổi văn hóa giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới, cũng như mang lại cho người hâm mộ nhạc pop Trung Quốc một lựa chọn mà Đảng Cộng sản gần như trực tiếp kiểm soát.
Tencent là công ty có quan hệ với chính phủ Trung Quốc và sở hữu một trong những ứng dụng mạng xã hội phổ biến nhất của Trung Quốc, WeChat, thường xuyên kiểm duyệt và theo dõi người dùng.
“Bất kể Tencent là kẻ bất đắc dĩ hay đồng lõa với các chính sách đàn áp của chính phủ Trung Quốc, thực tế là các nhân viên của Tencent có thể kiểm duyệt, giám sát và báo cáo thông tin liên lạc và dữ liệu cá nhân riêng tư, theo đó nhiều lần dẫn đến việc bắt giữ người vô tội và tra tấn”, Freedom House cảnh báo vào năm 2019.