Một nghiên cứu từ Đại học Tel Aviv tại Israel cho thấy biến thể của virus viêm phổi Vũ Hán ở Nam Phi ảnh hưởng đến những người được tiêm vắc xin Pfizer nhiều hơn những người không được tiêm.

Clalit Health Services, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hàng đầu của Israel, cũng tham gia hỗ trợ nghiên cứu trên. Kết quả chỉ ra rằng biến thể B.1.351 của virus corona chủng mới được tìm thấy trên những người được tiêm vắc xin nhiều hơn 8 lần so với những người không được tiêm chủng, theo The Epoch Times.

Giáo sư Adi Stern của Đại học Tel Aviv cho biết: “Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ biến thể Nam Phi cao hơn một cách bất thường ở những người đã được tiêm 2 liều vắc xin, so với nhóm không được tiêm chủng. Điều này có nghĩa là biến thể Nam Phi, ở một mức độ nào đó, có thể vượt qua khả năng bảo vệ của vắc xin.”

Nghiên cứu được thực hiện trên 400 người đã tiêm ít nhất một mũi vắc xin Pfizer/ BioNTech và đã mắc phải biến thể COVID-19. Sau đó tiến hành so sánh họ với cùng số người đã bị nhiễm bệnh và chưa được tiêm chủng. Vắc xin của Moderna cũng được sử dụng ở Israel, nhưng nó không được đưa vào nghiên cứu.

Giáo sư Ran Balicer, giám đốc nghiên cứu tại Clalit cho biết: “Đây là loại vắc xin đầu tiên trên thế giới dựa trên dữ liệu thực tế, cho thấy vắc xin này kém hiệu quả hơn đối với biến thể Nam Phi, so với cả virus gốc và biến thể tại Anh”.

Giáo sư Stern cho biết kết quả nghiên cứu đã gây bất ngờ. Ông nói với tờ Times of Israel rằng: “Dựa trên các mẫu dân số chung, chúng tôi chỉ mong đợi 1 trường hợp của biến thể Nam Phi, nhưng chúng tôi đã tìm thấy 8 trường hợp. Rõ ràng, kết quả này không khiến tôi hài lòng. Ngay cả khi biến thể Nam Phi phá vỡ khả năng bảo vệ của vắc xin, nó vẫn chưa lây lan rộng rãi trong dân chúng”.

AFP trích dẫn nghiên cứu cho biết, biến thể Nam Phi chiếm ít hơn 1% tổng số ca nhiễm COVID-19 ở Israel .

Nghiên cứu cho biết: “Điều này có nghĩa là vắc xin Pfizer/ BioNtech, mặc dù có tính bảo vệ cao, có thể không cung cấp mức độ bảo vệ tương tự đối với biến thể Nam Phi (B.1.351) của của virus corona”.

Tại Israel đã triển khai hệ thống “hộ chiếu vắc xin” cho phép những người đã được tiêm chủng có đặc quyền hơn những người không được tiêm chủng. Tuy nhiên, hệ thống này đang nhận phải sự chỉ trích từ các nhóm tự do dân sự, cho rằng nó sẽ vi phạm quyền riêng tư của người dân, đồng thời có khả năng tạo ra một hệ thống hai tầng gồm những người đã được tiêm chủng và chưa được tiêm chủng.