Một bí mật đang bao trùm lên trại giam các tù nhân nữ tại Bắc Kinh. Vị trí trại giam này không được thể hiện trên hệ thống định vị toàn cầu.
Nơi giam giữ này đã bị cách ly do sự bùng phát của dịch Covid 19 đã ảnh hưởng đến nhiều nhà tù ở Trung Quốc đầu năm nay. Các tù nhân và những nhân viên canh giữ trại giam bị bắt buộc phải giữ im lặng để thông tin không bị lộ ra ngoài. Các nguồn tin từ bên trong đã miêu tả trại giam này là “địa ngục trần gian”.
Nội dung chính
Hoàn toàn ẩn trên hệ thống định vị toàn cầu
Huyện Daxing nằm ở phía Nam của Bắc Kinh có các tòa nhà được bao quanh bởi hệ thống an ninh và dây kẽm gai dọc theo sông Tiantang – đây chính là trại giam nữ của Bắc Kinh. Trại giam này không dễ bị phát hiện bằng hệ thống định vị. Trong đó có 400 nhân viên an ninh, nhân công và hàng ngàn nữ tù nhân.
Đầu năm nay, trại giam nữ tù nhân đã bị phong tỏa để hạn chế sự lây lan của virus Vũ Hán. Vào ngày 21/2, tổng số 505 nữ tù nhân đến từ 3 tỉnh của Trung Quốc đã bị nhiễm virus.
Kể từ ngày 29/2, truyền thông Trung Quốc đã báo cáo rằng con số các ca được xác nhận là nhiễm virus đã tăng lên 806 trường hợp ở Vũ Hán, thành phố trực thuộc trung ương Trung Quốc, nơi virus viêm phổi Vũ Hán lần đầu tiên xuất hiện.
Sau đó, không có bất kì thông tin chi tiết nào về các ca nhiễm virus trong hệ thống nhà tù được công bố.
Vụ việc gây chết người bị che dấu
Một nguồn tin nội bộ đã kể với Thời báo Epoch Times rằng khoảng vào trưa ngày 19/3/2003, một học viên Pháp Luân Công đã bị kéo lê vào một buồng giam biệt lập trong trại giam nữ ở Bắc Kinh mà không có bất kỳ một camera giám sát nào. Gần trại giam đó là một cái chòi quan sát có các lính canh được trang bị vũ khí đang đi tuần.
Pháp Luân Công, cũng được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn thực hành tâm linh và thiền định đã bị cấm vào tháng 7/1999 theo lệnh của cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân.
Cô Đông, lúc đó 29 tuổi, là một cựu bác sỹ tại Bệnh viện chăm sóc sức khỏe Phụ nữ, Trẻ em và Người cao tuổi Shunyi tại Bắc Kinh. Cô đã bị cảnh sát bắt cóc một cách phi pháp vì thực hành Pháp Luân Công và bị kết án 7 năm tù giam. Cô chết vào ngày thứ 8 sau khi bị nhốt vào trong trại giam.
Kết quả khám nghiệm tử thi đã chỉ ra rằng cô Đông bị tắc mạch phổi (pulmonary thrombosis), và các vết thương trên người cô là “tự tổn thương”.
Tuy nhiên, chứng cứ lại tố cáo rằng cô Đông đã bị đánh đập dã man bởi những người cai tù trước khi cô được chở tới bệnh viện. Mẹ của cô Đông đã phát hiện chân và tay của cô đều bị sưng, đầy vết bầm tím và vai phải của cô bị gãy.
Trại giam đã đe dọa cha mẹ của Đông rằng họ không được kháng cáo hay liên lạc với bất kỳ học viên Pháp Luân Công nào về vụ việc này. Cha mẹ của Đông nhận được một khoản tiền bồi thường chưa đến 80.000 tệ (tương đương 11.246 đô la) với yêu cầu không được tiết lộ bất cứ thông tin nào về cái chết của con gái họ.
Trại giam nữ tù nhân Bắc Kinh tuyên bố “không có cái chết bất thường nào” của nữa tù nhân kể từ khi nó được xây dựng vào năm 1999.
Vào năm 2004, thông tin về cái chết của Đông bị rò rỉ ra ngoài sau khi một nữ tù nhân đề cập đến vụ việc này trong một lần về thăm gia đình.
Kết quả là các nhà chức trách của trại giam đã áp đặt những quy định hà khắc lên toàn thể khu nhà giam đó (tức là khu nhà giam số 3), nơi Đông bị giam giữ. Ví dụ như các tù nhân bị cấm nói chuyện với nhau trong buồng giam của họ.
Bí mật bị che giấu
Bất kỳ thông tin nào về Trại giam nữ tù nhân ở Bắc Kinh cũng đều bị cấm tiết lộ một cách nghiêm ngặt và trách nhiệm của người quản lý trại giam là không được để lộ thông tin ra bên ngoài. Các tù nhân bị giám sát vào mọi lúc và họ giám sát lẫn nhau – mỗi một nữ tù nhân bị ba nữ tù nhân khác giám sát. Mỗi một người trong số họ phải có một cuốn nhật ký để ghi chép lại những suy nghĩ của mình và báo cáo những suy nghĩ đó cho những người cai tù.
Những người cai tù cũng phải chịu một sự giám sát nghiêm ngặt bởi một bộ các quy tắc và quy định – hành vi và suy nghĩ của họ cũng bị giám sát một cách sát sao.
Những người cai tù được trang bị điện thoại di động. Nhưng điện thoại di động của họ không được phép mang vào trong khu vực nhà giam và phải để ở trong phòng thay đồ. Có lúc, những người cai tù bị bắt buộc phải sử dụng một túi nhựa trong vì lý do an ninh.
Thông tin bên ngoài trại giam cũng đều bị kiểm duyệt. Bất cứ tờ rơi, thư từ và tài liệu khác do cai tù lấy được đêu phải nộp lại cho trại giam. Nguồn thông tin duy nhất là truyền thông nhà nước CCTV (tức là Đài truyền hình Trung ương trung Quốc).
Tất cả các điện thoại trong tù đều bị giám sát, và mạng Internet cũng vậy. Ứng dụng truyền thông xã hội WeChat bị cấm sử dụng. Những người cai tù cũng bị cấm đăng tải thông tin và bình luận trên WeChat và Weibo.
Các chủ đề nào mà ĐCSTQ cho là nhạy cảm, như dịch bệnh virus ĐCSTQ và Pháp Luân Công đều là những chủ đề cấm. Đội ngũ nhân viên quản tù đều bị giám sát chặt chẽ và họ phải thận trọng không được vượt tường lửa, một cơ chế kiểm duyệt trực tuyến tinh vi, để tìm kiếm thông tin.
Mỗi một cai tù có hai ngày sinh nhật
Theo nguồn tin nội bộ, có 400 cai tù tại trại giam nữ Bắc Kinh và 74% là đảng viên ĐCSTQ. Xing Mei, giám đốc hiện tại của trại giam tin rằng mỗi một đảng viên đều có 2 ngày sinh- một là ngày họ được sinh ra và một là “ngày sinh nhật chính trị” (nghĩa là ngày gia nhập ĐCSTQ). Vào ngày sinh nhật chính trị, họ phải củng cố thêm những lời thề với đảng. Nói cách khác là họ phải thề luôn trung thành với ĐCSTQ.
Hiện tại, khu nhà giam số 3 giam giữ tất cả các học viên Pháp Luân Công và những tín đồ Cơ Đốc giáo bị Bắc Kinh bắt cóc. Các nguồn tin nội bộ còn tiết lộ rằng các nữ tù nhân trong khu nhà giam số 3 phải đối mặt với tẩy não, lạm dụng thân thể, và lao động cưỡng bức. Các hình thức trừng phạt ở đây hết sức tàn bạo.
Ví dụ, Zhao Liuji, một học viên Pháp Luân Công đã bị đánh đập khi còn đang bất tỉnh, hai đùi của bà bị đánh bầm dập. Zhang Yinying, một học viên Pháp Luân Công đã trên 70 tuổi bị giam giữ trong buồng giam cùng những phạm nhân khác và thường bị họ bạo hành bằng cách nhồi quần đùi vào miệng với những lời lẽ phỉ báng Pháp Luân Công được viết lên đó.
Các học viên Pháp Luân Công không được phép nói chuyện với nhau. Ai vi phạm quy định này sẽ bị phạt bằng hình thức phải viết “hối quá thư” là một bài văn dài không dưới ba trang giấy trong hai tuần. Nếu người nào viết chưa đủ 3 trang giấy thì tất cả tù nhân trong khu nhà giam số 3 đó không được phép ngủ.
Các tù nhân là học viên Pháp Luân Công cũng không được phép giao tiếp bằng mắt, nếu làm thế họ sẽ bị những tù nhân khác thóa mạ và sẽ bị buộc phải chép “tư tưởng Tập Cận Bình”.
Hai năm qua, trại giam nữ Bắc Kinh đã tập trung vào việc tẩy não những nữ tù nhân bằng hệ tư tưởng chính trị của ĐCSTQ. Các tù nhân và cai tù bị ép buộc phải chấp nhận và bày tỏ quan điểm của họ về “những ưu điểm của hệ thống xã hội chủ nghĩa với các đặc trưng của Trung Quốc”.
Những nữ tù nhân đã bị cải tạo để tuyên thệ trung thành với ĐCSTQ. Các chương trình truyền hình chỉ chiếu một kênh duy nhất của nhà nước, giáo dục chính trị và các màn biểu diễn ca ngợi ĐCSTQ. Trước mỗi bữa ăn, các tù nhân đều phải hát các bài hát ca ngợi ĐCSTQ.
Trong suốt thời gian dịch bệnh virus Vũ Hán, các tù nhân dừng lao động cưỡng bức. Thay vào đó, họ phải nghe lãnh đạo trại giam thuyết giảng những tuyên truyền của chế độ về việc kiểm soát dịch bệnh.
Bắc Kinh đã đẩy mạnh các chiến dịch bóp méo thông tin nhắm vào nước Mỹ để nâng hình ảnh của nó lên trong một nỗ lực chuyển dời sự tập trung của thế giới ra khỏi sự kiểm soát dịch bệnh đầy bê bối của nó. Theo một nguồn tin nội bộ, một số nữ tù nhân đã nói: “Thà làm việc còn hơn bị tẩy não mỗi ngày”.
Những người cai tù không có tự do
Nguồn tin nội bộ còn cho biết những người cai tù cũng phàn nàn với nhau. Họ nói họ có cảm giác họ cũng là những tù nhân do họ phải làm việc nhiều giờ đồng hồ, bị mất tự do, và nỗi sợ bị trừng phạt vì vi phạm nội quy, chẳng hạn như nói chuyện về các chủ đề nhạy cảm, trong đó có cả dịch bệnh.
Trong thời gian dịch bệnh, nhiều cai tù làm việc liên tục trong hai tháng mà không được nghỉ ngơi. Trong thời gian này, họ không thể liên lạc với gia đình thông qua WeChat. Họ chỉ có thể sử dụng điện thoại của tù nhân để nói chuyện với gia đình của mình.
Những người cai tù khi được nghỉ phép cũng không được ra khỏi nhà. Khi họ quay lại làm việc, họ phải tự cách ly trong khu tập thể của trại giam 14 ngày trước khi bước vào khu vực giam tù nhân.
Theo Jin Ming, Epoch Times
Hải Long biên dịch