Trước mắt người đàn ông Thổ Nhĩ kỳ là một đường hầm hun hút gió…thì ra đó là lỗ thông khí dẫn đến một thành phố ngầm bí ẩn dưới lòng đất.

Thành phố ngầm đi ra từ truyền thuyết

Truyền thuyết của người Hopi lưu lại rằng: con người hiện đại đang sống ở nền văn minh thứ 4. Trước khi nền văn minh thứ 4 bắt đầu, Trái đất đã từng trải qua 3 nền văn minh. Những nền văn minh này đều bị huỷ diệt trong 3 lần đại thảm họa. 

Bí ẩn thành phố ngầm nghìn tuổi dưới lòng đất: rộng 7km², sâu 85m
Truyền thuyết của người Hopi về thành phố ngầm dưới lòng đất (ảnh tổng hợp trên Internet).

Sở dĩ tổ tiên người Hopi có thể sống sót qua thảm hoạ là vì họ nhận được sự giúp đỡ của chủng người sống trong lòng đất. Họ được phép xuống lòng đất lánh nạn. Con người vẫn nghĩ rằng câu chuyện trên chỉ là một truyền thuyết. Cho đến khi người ta thực sự tìm thấy thành phố ngầm này.

Đường hầm sau bức tường

Vào năm 1963, tại Cappadocia, Thổ Nhĩ Kỳ, một người dân muốn đập căn nhà cũ của anh để xây một căn nhà mới. Trước khi khoán thợ, anh dùng búa tự phá bỏ những bức tường. Và người đàn ông kinh ngạc khi nhìn thấy sau bức tường là một đường hầm hun hút gió.

Bí ẩn thành phố ngầm nghìn tuổi dưới lòng đất: rộng 7km², sâu 85m
Mặt cắt mô phỏng thành phố ngầm dưới lòng đất (ảnh: Baotintuc).

Định thần lại, người đàn ông tò mò bước vào đường hầm xem thử. Càng đi vào sâu thì đường hầm càng mở rộng. Cho đến khi trông thấy các bậc thang, anh mới hoảng sợ bỏ chạy. Bởi anh cho rằng đó không phải một cái hang tự nhiên mà có thể là căn cứ bí mật của những tên trộm. 

Người đàn ông vội thông báo vụ việc cho chính quyền địa phương. Họ lần theo đường hầm và phát hiện ra cả một thành phố cổ bị lãng quên dưới lòng đất. Thành phố này được đặt tên là Derinkuyu.

Kết cấu thành phố ngầm thông minh

Thành phố ngầm Derinkuyu có diện tích gần 7km², ở độ sâu xuống lòng đất là 85m với 18 tầng và sức chứa lên đến 20.000 người. Gồm phòng ngủ, những khu bếp, chuồng chăn nuôi, nhà thờ, trường học, giếng nước… Đảm bảo đầy đủ cơ sở hạ tầng như một thành phố trên mặt đất. Người ta có thể trồng trọt, chăn nuôi, các sinh hoạt khác trong 18 tầng “chung cư” này.

Trước mỗi đường thông lên mặt đất có bố trí những cánh cửa bằng đá hình tròn. Chúng nặng tới 450kg và được đóng từ phía trong để ngăn chặn người lạ xâm nhập.

Bí ẩn thành phố ngầm nghìn tuổi dưới lòng đất: rộng 7km², sâu 85m
Cánh cửa đá bố trí trên đường hầm (ảnh: Luhanhvietnam).

Sâu trong lòng đất, các căn phòng được kết nối với nhau bằng mạng lưới đường hầm. Các căn phòng đó có kích thước khác nhau nhưng không khí thoáng mát dễ chịu như nhau.

Bởi vậy các nhà khoa học cho rằng, hệ thống thông gió dường như đã được tính toán kỹ lưỡng trước khi thi công; nhằm đảm bảo rằng không căn phòng nào bị yếm khí, nhưng vẫn giữ được sự riêng tư.

Tiện ích và an toàn

Thành phố ngầm có hẳn một hệ thống giếng chứa nước phân bổ đồng đều và cực kỳ an toàn. Các giếng nước không liên thông với nhau, miệng giếng cũng không xông thẳng lên mặt đất. Các nhà nghiên cứu cho rằng, thiết kế này bảo vệ cư dân khỏi sự đầu độc của kẻ thù qua nguồn nước.

Bí ẩn thành phố ngầm nghìn tuổi dưới lòng đất: rộng 7km², sâu 85m
Một cảnh bên trong thành phố ngầm (ảnh: Luhanhvietnam).

Đặc biệt, giống với Kim Tự Tháp Ai Cập, nhiệt độ trong thành phố ngầm quanh năm ổn định ở khoảng 13℃. Nhiệt độ này tạo môi trường sống thuận lợi cho con người, động vật, cũng như giữ thực phẩm tươi lâu hơn.

Có người còn nói vui rằng, ngày nay nếu các kiến trúc sư có thể thiết kế ra những tòa chung cư giữ được nhiệt độ ổn định quanh năm như Derinkuyu thì thật tốt. Con người vừa được sống thoải mái; vừa tiết kiệm được các khoản chi phí từ điều hoà, tủ lạnh, máy sưởi…

Derinkuyu có từ khi nào? 

Sau thành phố ngầm Derinkuyu, người ta đã tìm thấy hơn 200 thành phố ngầm kiểu như vậy rải khắp Thổ Nhĩ Kỳ. Rất nhiều các thành phố trong đó được nối với nhau bằng những đường hầm, tạo thành một mạng lưới thành phố ngầm khổng lồ.

Một số căn phòng ngầm dưới lòng đất nối với nhau ở Thổ Nhĩ Kỳ
Một mạng lưới thành phố ngầm dưới lòng đất ở Thổ Nhĩ Kỳ (ảnh: Ms.Ruby).

Dựa vào văn vật tìm thấy trong thành phố, các nhà khảo cổ học suy đoán rằng: Phần cổ nhất của thành phố được xây dựng bởi người Hittite, vào khoảng những năm 1.600 TCN. 

Trải qua nhiều lần thay đổi, lần lượt được người Arabia, Ba Tư, La Mã, Byzantine và Ottoman cai trị. Đến tận thế kỷ XX, khi người Thổ Nhĩ Kỳ tấn công và ép những người Hy Lạp cuối cùng rời khỏi vùng đất này, thành phố ngầm Derinkuyu mới chính thức thuộc về Thổ Nhĩ Kỳ.

Phần nổi trên mặt đất của Derinkuyu
Phần nổi trên mặt đất của Derinkuyu (ảnh: Luhanhvietnam).

Tuy nhiên, đó cũng chỉ dừng lại ở giả thuyết. Không có một tài liệu hay nghiên cứu chỉ ra bộ tộc nào xây dựng thành phố này và họ xây bằng cách nào.

Thêm một ẩn đố khó lý giải

Vào năm 370 TCN, nhà sử học Hy Lạp Xenophon từng nhắc đến thành phố ngầm này trong cuốn sách Anabasis. Ông viết: vùng Cappadocia có những ngôi nhà ở bên dưới lòng đất. Chúng có lối vào như miệng giếng. Người dân di chuyển vào thành phố bằng thang, còn gia súc thì có lối đi riêng.

Như vậy, người cổ đại đã biết về sự có mặt của thành phố này để ghi lại. Tuy nhiên, con người hiện đại chúng ta thường không tin chúng tồn tại. Cho đến khi, họ thật sự nhìn thấy nó.

Sự kỳ diệu của thành phố ngầm Derinkuyu có thể đem so với Kim Tự Tháp Giza Ai Cập. Cả hai công trình kiến trúc này đều đòi hỏi rất cao về trí tuệ trong thiết kế và quy mô xây dựng.

Liệu những người cổ đại với bộ óc vốn được cho là kém phát triển có thể tạo ra những thành phố ngầm dưới lòng đất hoành tráng và tinh tế đến như vậy? 

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm: