Bị con ngỗng chạy đến tấn công, người phụ nữ nhanh tay nắm lấy đầu con ngỗng rồi gọi lớn để người nhà đến giải cứu.
- Video: Con quạ uốn cong que thép để gắp thức ăn
- Ngũ hành luận giải chính biến khi xuất hiện thiên nga đen
Nội dung chính
Khoảnh khắc người phụ nữ vừa nắm đầu con ngỗng vừa cầu cứu
Mời quý độc giả xem video:
Những điều đúc kết kỳ lạ về con ngỗng có thể bạn chưa biết
Ngỗng là loài gia cầm không ăn các loài bò sát, lưỡng cư, côn trùng, tôm, cá… Chúng thích ăn cỏ và lúa, hoặc gạo trắng… Ngỗng là loài ăn tạp, ngoài ra ngỗng còn ăn từ cỏ chanh đến lục bình.
1. Con ngỗng ăn chay
Ngỗng ăn thức ăn từ cỏ tranh đến bèo tây. Các loại thức ăn dùng để nuôi ngỗng gồm: Rau, bèo, cỏ, củ, quả, ngô, lúa, đậu tương, lạc, khoai lang, sắn gọt vỏ, bí đỏ… Nếu chủ thả một ít tôm cá vào vào các loại thức ăn khác con ngỗng sẽ không bao giờ đụng vào cái thau đó nữa, kể cả khi sau đó không còn cá hay tôm?
Khi chủ cố tình chỉ cho ăn thịt hoặc cá, ngỗng thà nhịn đói một tháng rồi chết chứ không ăn, nếu chủ nhân cố tình cho thịt cá vào miệng ngỗng hoặc trộn lẫn với thức ăn khác, nó sẽ nôn ra hết thức ăn.
Ngỗng được mệnh danh là cỗ máy cắt cỏ vì chúng có khả năng ăn cỏ khỏe hơn cả bò. Dù cỏ non hay cỏ già chúng đều ăn rất ngon và chúng cũng ăn cả rễ cỏ…
2. Con ngỗng có tính linh rất tốt
Ngỗng là vật nuôi giữ nhà rất tốt, nó chỉ quanh quẩn, dù ngày hay đêm. Ngỗng là loài động vật khá thông minh. Vì vậy, khi đi tìm thức ăn, chúng có thể nhớ đường và tự tìm đường về nhà. Tương truyền rằng ngỗng có tính tâm linh rất cao, nuôi chúng sẽ xua đuổi tà ma, những oan hồn, vong linh không còn nữa…
Vùng đất nhiều âm hồn, chủ sợ thì nên nuôi ngỗng, mấy ngày thì ngỗng xua đuổi chúng đi. Chó không biết có bão, nhưng ngỗng nghe tần số rất thấp, cảm nhận độ ẩm và hơi nước trong không khí rất tốt; thời tiết thay đổi rất rõ nên thường kêu la, nhốn nháo…
Người chủ mới có quyền thân thiện với ngỗng, người lạ luôn bị ngỗng tấn công; cánh ngỗng quạt mạnh có thể gãy, làm gãy tay một đứa trẻ. Khi ngỗng mổ vào người bao giờ cũng có vết bầm tím, lâu ngày không khỏi.
Con ngỗng cũng rất chung tình, nếu một con chết thì con còn lại sẽ sống một mình cho đến hết đời.
Khi chủ nhà muốn bán hoặc cho ngỗng con cho người khác thì nên làm ngay. Còn nếu dự tính nhưng chưa làm và để qua đêm; thì ngỗng mẹ sẽ mổ chết đàn con, nhất quyết không để con về tay người khác.
3. Lợi ích của việc nuôi ngỗng
Mùi và âm thanh của ngỗng kêu, rắn và chuột tránh xa ít nhất vài trăm mét. Phân ngỗng được chủ nhân rắc quanh vườn và quanh nhà sẽ xua đuổi rắn; trong đó có các loại rắn độc.
Ngoài ra, ngỗng thích ăn cỏ cây, chúng sẽ chăm sóc toàn bộ vườn tược và nhà cửa của gia chủ. Vì vậy nếu muốn nuôi ngỗng bạn nên rào một đoạn lưới vừa cho ngỗng sinh sống và bơi lội và rỉa lông….
Khi ngỗng rụng lông được giặt sạch phơi khô cất vào gối nằm rất tốt đem lại giấc ngủ bình yên. Lông ngỗng đốt vừa rồi giã nhuyễn, chữa viêm tai giữa, đó là bài thuốc dân gian truyền lại.
4. Con ngỗng có tính kỷ luật
Khi bay, ngỗng thường bay theo đội hình chữ V. Vì nếu bay như vậy, khi mỗi con ngỗng phía trước vỗ cánh; gió sẽ đẩy về phía sau, sẽ tạo ra một lực đẩy cho con ngỗng phía sau, tiết kiệm 71% sức lực cho mỗi con trong một chuyến bay xa.
Nếu có một con ngỗng đi lạc đàn, nó cũng hiểu rằng nếu không có đàn, nó sẽ không thể hoàn thành chuyến đi một mình; nên dù mệt nhưng nó sẽ nhanh chóng trở về với đàn… Khi con ngỗng đầu đàn cảm thấy mệt mỏi, nó sẽ bay xuống phía sau; và nhường vị trí dẫn đầu cho con khác.
Nếu một con ngỗng bị ốm hoặc ngã bị thương thì sẽ có hai con ngỗng rời đàn để đi theo con ngỗng chăm sóc nó. Nếu con ngỗng đó khỏe mạnh lại, cả 3 sẽ tìm một đàn mới bay qua để gia nhập. Nếu con ngỗng đó chết, 2 con còn lại sẽ nhập vào bầy mới, để tiếp tục cuộc hành trình.
Theo Vạn Điều Hay