Vừa được cứu lên bờ, con heo hậu đậu lại nhanh chóng rơi xuống mương khiến người chủ bất lực nhìn theo.
- Video: Chim đại bàng mệt mỏi cuốc bộ lại tay người huấn luyện
- Video: Con chuột khủng truy đuổi 2 anh lính cao to
Nội dung chính
Video ghi lại cảnh con heo hậu đậu liên tục rơi xuống mương
Nguồn video: vtc.vn
Câu chuyện con heo nghiệp báo
Truyện kể rằng trong một ngôi chùa nọ có một con heo. Vì tuổi heo cũng xấp xỉ tuổi đạo của sư trụ trì, lại là con heo có thâm niên gắn bó với chùa; nên sư trụ trì thường gọi bằng cái tên “Trư hòa thượng”.
Trư hòa thượng được đại đệ tử của trụ trì chăm sóc, những ngày tháng trôi qua trong nhàn nhã, hết ăn rồi lại ngủ. Tuy nhiên, nó là một con lợn có linh tính. Mỗi khi tiếng chuông chùa vang lên, nó nằm xuống cố gắng ngẩng đầu cung kính; cho đến khi tiếng chuông ngừng hẳn.
Một hôm, vị sư trụ trì phải đi xa, trước khi đi, ông nói với các đệ tử trong chùa rằng:
– Trong lúc ta đi vắng, nếu Trư hòa thượng có chuyện gì xảy ra, các con hãy xẻ thịt chia đều cho hàng xóm. Đừng quên lời ta dặn.
Khi các đệ tử nghe về việc mổ thịt thì trong lòng cảm thấy rất khó hiểu; nhưng không ai dám lên tiếng, chỉ nghe rồi để đó. Tất cả mọi người đều cho rằng Trư hòa thượng khỏe mạnh như vậy, làm sao có chuyện được?
Nhưng thật bất ngờ, sư trụ trì vừa đi được một ngày thì Trư hoà thượng lăn ra chết. Các đệ tử đều rất khó xử, người xuất gia có thể mổ thịt heo sao? Điều này thực sự gây sốc, không thể chấp nhận được. Vì vậy, họ đã cùng nhau họp bàn, quyết định đưa Trư hòa thượng đi chôn cất cho vẹn nguyên đạo lý.
Con heo nghiệp báo…
Khi sư trụ trì trở về, hay chuyện gì đã xảy ra, ông bèn kể cho các đệ tử rằng:
– Trư hòa thượng tiền kiếp là một Phật tử. Nhưng vì phạm tội sát sinh nên kiếp này phải đầu thai làm heo. Khi làm kiếp heo, vì luôn tôn kính đạo Phật nên tội nghiệp cũng được tiêu trừ khá nhiều; nhưng cuối cùng, vẫn không thể thoát khỏi kiếp nạn cuối cùng: ‘loạn đao phân thây’. Sở dĩ ta bảo các con mổ thịt lợn đem biếu dân làng là để giúp nó trả nợ nghiệp, hóa giải ác duyên; để kiếp sau được sống yên ổn. Nhưng vì các con không nghe lời, nên Trư hòa thượng vẫn sẽ phải quay lại đây để trả món nợ phân thây đó.
Thời gian trôi qua, sư trụ trì cũng viên tịch, đại đệ tử thay ông làm trụ trì trong chùa. Một hôm, một vị quan huyện mới về thăm chùa, vị tân trụ trì ra đón tiếp niềm nở. Hai người tuy mới gặp nhưng như đã quen biết từ lâu. Vị quan huyện được sư trụ trì dẫn vào thăm chùa; vừa đi vừa cảm thấy như một người bạn cũ lâu ngày đi xa mới trở về chốn cũ. Từ đó hàng ngày, quan đến chùa đàm đạo với các sư.
Nhưng rồi một ngày, viên quan huyện được yêu mến ấy được triệu tập trở lại kinh thành…
Nợ nghiệp thì phải trả nghiệp…
Không rõ vì lý do gì, mà vị quan huyện trẻ kia bị triều đình kết tội phản quốc, bị chặt đầu và phân thây ngay giữa ban ngày. Tin tức nhanh chóng lan truyền đến nhà chùa, khiến toàn thể tăng ni và dư luận bàng hoàng. Một vị quan tài đức như vậy, tại sao lại bị quy vào tội phản nghịch? Các nhà sư, những người bạn thân thiết của quan đều thương tiếc, đặc biệt là sư trụ trì. Ông cũng là người đã cưu mang Trư hòa thượng, nay trở thành bạn thân nhất của vị quan huyện.
Một ngày nọ, khi sư trụ trì đang ngồi đả tọa trong thiền phòng, một cơn gió thổi qua. Trong gió, một giọng nói thì thào: “Ta là quan huyện, cũng là lão Trư, nay đến từ biệt ngài để cảm tạ ơn tri ngộ”.
Khi sư trụ trì xuất định, ông ấy nhìn lên trời và thốt lên: “Đúng là mọi việc xảy ra tất thảu đều không phải ngẫu nhiên, mọi việc đều đã định trước!”.