Đàn cá bay lên nhận đồ ăn sau khi nghe tiếng gõ của người đàn ông khiến nhiều người thích thú.
Nội dung chính
Video ghi lại hình ảnh đàn cá bay lên nhận đồ ăn sau khi nghe tiếng gõ
Nguồn video: pinterest.com
Giải mã khả năng có thể “bay” của loài cá lóc
Theo khoahocdoisong.vn, không chỉ cá lóc mà bất cứ loài cá nào có đặc tính ăn tạp, háu ăn; nếu để đói và tập cho ăn thì chúng sẽ nhảy lên mặt nước để đớp mồi.
Cá bay lên do đói
Anh Lê Trung Tín ở Cồn Sơn, Cần Thơ, có hơn 20 năm kinh nghiệm nuôi cá lóc và đã huấn luyện thành công hơn 20.000 con cá của anh. Chúng có thể “bay” lên khỏi mặt nước để đớp mồi; tạo nên cảnh tượng đẹp mắt giống như cá đang khiêu vũ để phục vụ du khách.
Nhà vườn của anh Tín là một trong những điểm đến yêu thích của du khách khi đến với tour du lịch cộng đồng Cồn Sơn. Trung bình mỗi ngày gia đình ông Tín đón khoảng 3-4 đoàn khách đến thăm vườn; riêng thứ bảy, chủ nhật lên đến hàng chục đoàn, chủ yếu là xem cá lóc “bay”. Nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm cuộc sống dân dã và ẩm thực ngon của miền Tây.
Để con cá lóc có thể “bay” đẹp như hiện nay, anh Tín phải huấn luyện cá từ nhỏ. Khi cá dưới một tháng tuổi chỉ cho ăn mồi là các loại cá tạp; sau đó chuyển dần sang thức ăn viên. Từ tháng thứ 2, khi cá bắt đầu quen với thức ăn công nghiệp, anh bắt đầu tập dần; mỗi lần cho ăn chỉ rắc một ít thức ăn để cá tự nhảy lên khỏi mặt nước, lâu dần sẽ hình thành thói quen.
“Mỗi lần cho ăn, tôi tung thức ăn từ trên cao xuống để dụ cá “bay” lên đón thức ăn. Khi đã thành thói quen, chỉ cần rắc thức ăn xuống là cá sẽ tự bay lên”, anh Tín chia sẻ. Hiện tại, đàn cá của anh có thể “bay” cả ngày để phục vụ du khách. Chiều mát, cá bay nhiều hơn, mạnh hơn.
Cá bay ít mỡ chứa nhiều đạm
Vì cá được vận động càng nhiều thì cơ bắp càng săn chắc, tích tụ nhiều đạm, ít mỡ. Giống như những người tích cực động và tập thể dục, lượng mỡ trong cơ thể cũng ít hơn so với những người không vận động.
Hay những loài cá sống trong môi trường tự nhiên, ngoài thức ăn sạch; thì việc chúng vận động nhiều, không gian hoạt động rộng cũng giúp thịt săn chắc và thơm ngon hơn.
Có thể huấn luyện những con cá khác bay không? Theo các chuyên gia, khi xuất khẩu sang các nước, cá bông lau, cá trê trắng của Việt Nam cũng có thể được nuôi và huấn luyện để nhảy. Trong một số bộ phim về động vật, có trường đoạn cá trê nhảy trên mặt nước; nhảy cả vào thuyền của con người, trông rất đẹp mắt.
Tuy nhiên, không phải loài cá nào cũng có thể được huấn luyện để “bay”. Điều quan trọng nhất khi huấn luyện cá “bay” là sử dụng thức ăn, âm thanh để cá ghi nhớ và làm theo. Thức ăn được coi là một phương pháp huấn luyện phổ biến với động vật; vì tập tính này có ở tất cả các loài. Cộng với âm thanh, thời gian, huấn luyện, sẽ tạo ra những thói quen thú vị ở động vật.
“Huấn luyện cả một đàn cá bay được như vậy là rất khó và ít người làm được. Việc chúng được kích thích từ thức ăn từ ngày này qua ngày khác; sẽ khiến khả năng “bay” của chúng cao hơn. Nuôi trong bể cũng thường hình thành thói quen từ thức ăn; nên đây cũng là một xu hướng du lịch thân thiện”.