Sống giản dị không hề phức tạp như nhiều người nghĩ. Hãy bắt đầu bằng việc dọn dẹp hòm thư email, bàn làm việc, tủ quần áo… trước khi lên kế hoạch cho một lối sống giản dị nhé!
- Ông chủ Đồng Nai giúp vợ 3 năm không cần đi chợ mua rau, cá
- Cậu bé 12 tuổi ở Hà Giang cõng gạch cay kiếm 18.000 đồng/ngày
- Được vợ giỏi toán tặng chiếc tạp dề, chồng hì hục giải một lúc lâu cuối cùng ‘ẩn ý’ cũng xuất hiện
Đồ điện tử lâu ngày không dùng đến. Quần áo cũ lâu ngày chưa mặc. Sách cũ đã cả năm không đọc… Nếu bạn đang có những vấn đề như trên, có lẽ đây là lúc để tìm hiểu về lối sống giản dị – minimalist (sống chỉ cần những món đồ thiết yếu).
Giản dị chỉ đơn giản là tập trung vào những thứ cần tập trung, bỏ đi những món đồ không cần thiết, ít coi trọng vật chất hơn để cuộc sống có nhiều trải nghiệm hơn, thú vị hơn và trở thành một người đàn ông hạnh phúc hơn.
Một vài gương mặt tiêu biểu của lối sống giản dị:
Mahatma Gandhi
Mahatma Gandhi, một trong những vị lãnh đạo rất có ảnh hưởng trong lịch sử, là một ví dụ điển hình của lối sống giản dị. Ông sở hữu rất ít tài sản, dành nhiều thời gian để thiền định, ăn uống một cách giản dị. Gahdi có một câu nói rất hay:”Sống giản dị để cuộc sống đơn giản.”
Leo Babauta
Babauta là một người sống giản dị hiện đại, đồng thời là tác giả sách và là một blogger. Anh đã bỏ hết gần như toàn bộ tài sản của bản thân (cả xe cộ), ăn uống đơn giản, ăn chay và cho phép mọi người được miễn phí sử dụng lại những bài viết của mình.
Dù có nhiều tiền nhưng Babauta không mua nhiều đồ đạc… thay vào đó, anh dành tiền đó cho các mối quan hệ và dành thời gian để chia sẻ ý tưởng với mọi người.
Ai cũng đều có thể sống giản dị
Lối sống kiểu Gandhi hay Babauta nghe có vẻ hơi ‘khổ’. Họ chọn sống với rất ít tài sản, có người chọn sống với rất ít đồ ăn, thậm chí ít tiền. Nói chung là nghe thì chẳng thấy thú vị gì cả.
Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể sống giản dị và vẫn có nhà, có xe, có đồ công nghệ và những đam mê. Sống giản dị không phải là vứt bỏ mọi thứ… chỉ đơn giản là tận hưởng giây phút hiện tại, một khái niệm nhiều hơn vật chất một chút. Đó là lý do mà người đàn ông nào cũng có thể sống giản dị.
Lợi ích:
Có rất nhiều lợi ích của lối sống giản dị (như nhiều không gian hơn, ít mất đồ hơn, thoải mái hơn)… nhưng lợi ích lớn nhất của lối sống giản dị chính là: Sự tự do
Khi sống giản dị, ta nhận được ít nhất 3 sự tự do:
Tự do thời gian cho những công việc, sở thích (vì đã bớt thời gian lo lắng cho những thứ khác).
Tự do để tiết kiệm tiền đi đây đó trải nghiệm cuộc sống, thay vì mua thêm đồ.
Tự do khi không phải dành nhiều thời gian cho việc dọn dẹp. Ít đồ đạc đồng nghĩa với việc nhà cửa lúc nào cũng ngăn nắp, gọn gàng.
5 bước để bắt đầu sống giản dị:
Bước 1: Tìm xem giá trị của mình ở đâu?
Sống giản dị là giảm giá trị vật chất, vậy với bạn giá trị nào là quan trọng nhất? Cái này sẽ tùy thuộc mỗi người. Nếu bạn đặt giá trị quan trọng vào việc tập thể dục, thì có thể đầu tư vào gym, mua đồ tập,… và sẽ không phải đầu tư vào việc mua sắm các món đồ khác nếu không thật sự cần thiết.
Bước 2: Dọn dẹp lại nhà cửa
Một số thứ bạn có thể bắt tay vào dọn dẹp được ngay, đó là:
Bàn làm việc: Xem lại trên bàn làm việc của mình có cái gì đang không dùng đến không. Nếu không thì bỏ đi.
Hòm thư email: Xóa hết những email không liên quan.
Tủ quần áo, giày dép: Mang đi từ thiện hết những bộ đồ cũ lâu rồi không mặc hoặc mặc không còn vừa nữa.
Bước 3: Hạn chế vác thêm đồ về nhà
Vậy là đã dọn xong nhà rồi! Vấn đề là vì nhiều yếu tố khác nhau (bạn bè, quảng cáo…), bạn bắt đầu có cảm giác là muốn mua thêm cái này cái kia.
Khi bạn bắt đầu thấy cảm giác như vậy, hãy nhớ lại xem giá trị sống của mình là gì? Cái gì làm mình vui, có phải là việc mua đồ về nhà không?
Một số thói quen có thể tập:
– Cân nhắc trước khi mua một món đồ mới.
– Lên danh sách những thứ cần mua và chỉ mua đúng những thứ đó, không mua thêm.
Bước 4: Dành thời gian rảnh để trở thành người đàn ông có giá trị hơn
Vì bạn đã sống giản dị rồi, ta sẽ có nhiều thời gian hơn. Quỹ thời gian đó có thể dùng để theo đuổi một số thói quen tốt như: Học thêm về điện, về mộc, để có thể tự sửa chữa đồ trong nhà. Luyện thể lực, thể hình bằng cách đi tập gym, chạy bộ hoặc chơi một môn thể thao nào đó. Học cách nấu ăn, tự sửa xe, chơi nhạc…
Bước 5: Dùng tiền cho sở thích, trải nghiệm – đừng dùng tiền mua đồ
Và vì đã sống giản dị, ít mua đồ nên ta sẽ có thêm một vài khoản tiền dư để làm những thứ mình thích như: Đi du lịch với người thân; Mua quà cho bố mẹ, tiết kiệm để về hưu, quyên góp tiền cho một tổ chức từ thiện…
Cuối cùng, chúc bạn chọn cho mình một lối sống phù hợp, nếu có thể sống giản dị thì đó là điều rất tuyệt vời.