Mỹ đã gửi một thông điệp cứng rắn tới Trung Quốc hôm 17/11 khi tuyên bố tên lửa trên tàu khu trục của nước này đã bắn rơi một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) trên Thái Bình Dương, phía đông bắc Hawaii, theo các chuyên gia quân sự.
- Thế giới sáng 19/11: Cố vấn Tổng thống Trump sắp thăm Việt Nam
- Mỹ bỏ tù kỹ sư mang công nghệ quân sự nhạy cảm sang Trung Quốc
- Biển Đông: Hà Lan kêu gọi EU cứng rắn hơn với hành vi ngang ngược của Trung Quốc
Tờ SCMP dẫn lời chuyên gia quân sự Zhou Chenming tại Bắc Kinh nhận định rằng: “Vụ thử nghiệm dùng tên lửa đạn đạo SM-3 Block IIA đánh chặn tên lửa xuyên lục địa cho thấy sức mạnh hỏa lực vượt trội của Mỹ. Động thái này được coi là nhằm đáp trả việc Trung Quốc phóng 2 tên lửa ‘sát thủ hàng không mẫu hạm’ ở Biển Đông”.
Hồi tháng 8 năm nay, quân đội Trung Quốc đã phóng tên lửa DF-26B và DF-21D xuống Biển Đông. Tuần trước, một cựu đại tá thuộc quân đội Trung Quốc cho biết một trong hai tên lửa đã bắn trúng mục tiêu là một con tàu đang di chuyển gần quần đảo Hoàng Sa. Bắc Kinh không đưa ra bình luận nào về vụ phóng tên lửa này hay kết quả của nó.
Ông Zhou cho rằng, bằng thử nghiệm đánh chặn tên lửa xuyên lục địa từ tàu khu trục, Mỹ muốn thể hiện ưu thế quân sự trước Trung Quốc, cũng như chứng minh cho cam kết tăng cường hiện diện quân sự của mình ở Thái Bình Dương.
“Mỹ muốn cho các đồng minh châu Á thấy rằng Washington vẫn dư sức bảo vệ họ”, ông Zhou nói.
Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ (MDA) cho biết, đây là lần đầu tiên một tên lửa đánh chặn được phóng từ con tàu trên biển để tiêu diệt ICBM giả đang bay.
Tuy nhiên, chuyên gia quân sự Song Zhongping tại Hồng Kông lại cho rằng SM-3 Block IIA của Mỹ không có khả năng đánh chặn các tên lửa Trung Quốc như ICBM DF-41 và tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26B vì khả năng cơ động vượt trội và thay đổi dấu vết nhanh chóng trong chuyến bay.
“Khả năng của SM-3 là khá hạn chế nhưng nó sẽ là mối đe dọa đối với những ICBM do Triều Tiên hay Iran phát triển”, ông Song nói.
Trước đó, Triều Tiên ngày 10/10 đã “trình làng” loại ICBM được cho là lớn nhất thế giới, có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân, nhưng vì tên lửa “quái vật” của Bình Nhưỡng chưa được thử nghiệm, nên Mỹ chưa mấy để tâm.
“Vụ thử nghiệm đánh chặn tên lửa của Mỹ sẽ thúc đẩy Trung Quốc nỗ lực đổi mới chương trình tên lửa để nâng cấp các tên lửa đạn đạo thế hệ cũ bằng loại tiên tiến hơn”, ông Song nói thêm.
Vụ phóng tên lửa diễn ra vào thời điểm căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ đang leo thang do Mỹ gia tăng quan hệ quân sự với Đài Loan và tiến hành các hoạt động tự do hàng hải thường xuyên hơn trên Biển Đông, nơi Bắc Kinh ngày càng tỏ ra hung hăng.