Trong phiên trả lời sáng nay 6/11 tại Quốc hội, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã trả lời chất vấn của ông Nguyễn Lân Hiếu về chi phí xây dựng chương trình Sách giáo khoa đổi mới.
- Nóng tại nghị trường: ‘Nghe Bộ trưởng phát biểu thấy sai sai’ – ‘pin năng lượng mặt trời để nướng bò một nắng?’
- Sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1: Dạy trẻ cách trốn việc, lừa lọc và mưu mẹo?
- Tranh luận có hay không sự ‘phi giáo dục – dạy khôn lỏi’ trong sách Tiếng Việt 1
Theo Zing, ông Nhạ thông báo việc Chính phủ phê duyệt dự án đổi mới chương trình SGK tổng thể là 80 triệu USD. Số tiền này gồm 77 triệu USD vay ODA, còn 3 triệu USD vốn đối ứng.
Phần tiền dành cho biên soạn một bộ SGK như thiết kế ban đầu, theo ông Nhạ, là không cần dùng đến. Bộ Giáo dục đã trả lại 16,5 triệu USD tiền dự chi xây dựng bộ SGK; số tiền này vẫn để trong tài khoản của Ngân hàng Thế giới.
Số tiền còn lại xây dựng chương trình thì Bộ này đã triển khai xây dựng, các hoạt động phát triển chương trình tổng thể, đến tháng 12/2020 cố gắng phấn đấu tiêu 12 triệu USD.
Theo ông Nhạ, số tiền còn lại sau khi rà soát những chi phí không thiết thực, Bộ xin trả lại Chính phủ. Tổng số tiền trả lại là 29,7 triệu USD.
“Như vậy tiền tiết kiệm sẽ trả lại, chúng tôi chỉ chi cho những khoản thực chi”, ông Nhạ nói.
Bộ trưởng này hứa: “Chúng tôi tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hoá xây dựng sách giáo khoa, theo đúng Nghị quyết của Quốc hội. Trừ trường hợp không có bộ sách của các nhà xuất bản làm thì Bộ mới đứng ra làm sách giáo khoa”.
Muốn ‘tính sổ’ với khoản thuế từ Google, Facebook
Trong phần trả lời chất vấn, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nói về sự phát triển của mạng xã hội tại Việt Nam và việc thu thuế với Google, Facebook…
Ông Hùng nói đang yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới đóng thuế. Hiện Google, Amazon, Facebook và Apple phát sinh doanh thu tại Việt Nam hàng tỷ USD, nhưng chưa đóng thuế.
VnExperess dẫn lời ông Hùng, quy định pháp luật liên quan hiện mới xử phạt mang tính răn đe, chưa xử phạt dựa trên doanh thu. Ví dụ phạt 100 triệu đồng với cá nhân, doanh nghiệp nhỏ là lớn, nhưng với doanh nghiệp hàng chục tỷ USD thì lại là số tiền quá nhỏ. Nhiều nước đã áp dụng xử phạt trên doanh thu với các nền tảng xuyên biên giới. Ví dụ 4% doanh thu, thì với Facebook mức phạt sẽ là 1 tỷ USD.
Về mạng xã hội, bà Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) đặt câu hỏi, ông Hùng từng cam đoan “mạng Lotus sẽ phát triển nhưng cho đến thời điểm hiện tại mạng này vẫn khá im hơi lặng tiếng”.
Ông Hùng nói, 2 năm qua mạng xã hội nội địa “bứt phá”. Việt Nam đã cấp phép 800 giấy phép mạng xã hội, với 96 triệu tài khoản người dùng.
“Các mạng xã hội đánh vào thị trường ngách có từ 5-10 triệu tài khoản là cao rồi”, ông Hùng cho biết.
“Việt Nam là một trong số không nhiều nước trên thế giới có các mạng xã hội nội địa tương đương với mạng xã hội nước ngoài”, Bộ trưởng này khẳng định.