Trong hai công hàm đệ trình lên Liên Hiệp Quốc vào tháng 12/2019 và tháng 03/2020 Việt Nam bác bỏ yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông.
Trong công hàm ngày 30/03, mới được công bố hôm 07/04, Việt Nam khẳng định các yêu sách của Trung Quốc “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông”
Các nhà nghiên cứu pháp luật, chính trị và ngoại giao quốc tế đã chia sẻ tâm huyết về sự kiện này trên diễn đàn BBC.
Tiến sỹ Trần Công Trục (nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam) nhìn nhận: “nội dung hết sức rõ ràng, thể hiện lập trường rất rõ, rất chi tiết, rất chuẩn xác của phía Việt Nam”.
Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng (nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan) thì cho rằng: “Trung Quốc không bao giờ có chính nghĩa, có được tính chính danh đối với các hành động khủng bố ngư dân VN và ngư dân các nước ASEAN.
Dùng tàu hải cảnh hay là các tàu chiến trá hình để đâm chìm các ngư dân, hành nghề trên ngư trường truyền thống của mình… là tội ác man rợ, xa lạ với nhân loại văn minh.
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp (nhà nghiên cứu cao cấp Viện Iseas, Singapore) đánh giá: Công hàm phản đối Việt Nam gửi LHQ mang tính chất pháp lý đa phương cao.
Lần này, cho thấy Việt Nam đánh giá tình hình Biển Đông toàn diện, công hàm phản đối gửi tổng thư ký LHQ thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc xử lý vấn đề Biển Đông trước hết với Trung Quốc.
Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao (Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển) cho rằng: Việt Nam chính thức gửi Công hàm tới LHQ lần này thể hiện rõ lập trường vững chắc và không khoan nhượng của Việt Nam đối với những hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở vùng đảo Hoàng Sa… ở thời điểm này khi Trung Quốc càng lấn tới, được hiểu là phía Việt Nam đã không thể tiếp tục im lặng được nữa và đây có thể đánh dấu một giai đoạn mới trong quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc liên quan vấn đề chủ quyền biển đảo của Việt Nam và thái độ của Việt Nam với hành vi vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
Phản ứng sẽ thế nào?
Tiến sỹ Trần Công Trục cho rằng: Với quan điểm, lập trường Việt Nam rất rõ ràng và chuẩn xác, sẽ nhận được tiếng nói ủng hộ của các tổ chức quốc tế, trong đó có cả LHQ và các nước phương Tây… lập trường đó không có gì quá đáng và nó hoàn toàn xuất phát từ các nguyên tắc luật pháp và đặc biệt Công ước Luật biển 1982.
Còn Trung Quốc… chúng ta cần luôn luôn sẵn sàng đáp trả lại trên tất cả các mặt trận pháp lý, tuyên truyền, ngoại giao, chính trị, cũng như cả trên vấn đề thực địa.
Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng cho rằng: Trung Quốc bóp được Việt Nam thì Trung Quốc cũng sẽ không tha bất cứ nước nào khác trong khối ASEAN.
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp nhìn nhận: “tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam và bắt giữ ngư dân Việt Nam. Sau đó phía Trung Quốc chối đổ lỗi cho ngư dân Việt Nam “đâm tàu hải cảnh” đó là phản ứng bằng hành động của Trung Quốc ở biển Đông
Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao: Việt Nam ra Công hàm này theo tôi là rất đúng thời điểm.
Hiện nay công luận quốc tế rất quan tâm đến tình hình Biển Đông và cũng đã thấy rõ những hành vi vi phạm, chà đạp lên luật pháp quốc tế, luật biển quốc tế của Trung Quốc.
Còn Hoa Kỳ cũng đã có một tuyên bố rất rõ ràng cảnh báo Trung Quốc đừng có lợi dụng đại dịch để thực hiện những hành vi xâm lấn, vi phạm chủ quyền và quyền chủ quyền ở Biển Đông,
Nếu bạn quan tâm hãy chia sẻ ý kiến bên dưới bài này nhé.
Mời các bạn xem thêm thông tin chi tiết: