98% cha mẹ yêu thương con sai cách. Dạy con đúng cách với 4 câu hỏi mỗi ngày sẽ là chìa khoá khai mở thế giới nội tâm của trẻ.
Nội dung chính
4 câu hỏi đầy yêu thương và giáo dục con đúng cách
Bất kỳ cha mẹ nào cũng đều hy vọng con cái của mình khỏe mạnh và ưu tú. Tuy nhiên, giáo dục con người chân chính như thế nào thì nhiều người không biết; nên vất vả mà không đạt được hiệu quả như mong đợi.
Có một người cha đã thành công với cách giáo dục độc đáo của mình với con gái. Hàng ngày, Anh ấy hỏi con gái mình 4 câu hỏi đơn giản và kết quả thật bất ngờ. “Tôi chưa bao giờ dạy con gái tôi làm bài tập về nhà; nhưng tôi thường dành ra 10 phút mỗi ngày để hỏi con gái 4 câu hỏi… tuy đơn giản nhưng đằng sau là cả một triết lý sống”
Hôm nay ở trường con có gặp điều gì tốt không?
Bằng cách hỏi như vậy cha mẹ sẽ hiểu được những suy nghĩ của con, xem con có biết phân biệt những điều tốt – xấu, đúng – sai hay không. Xét cho cùng thì bản lĩnh, nhân cách cốt yếu của người có học thể hiện ở chỗ họ nhận thức được cái đúng và cái sai, điều tốt và điều xấu, việc nên làm và việc nên tránh chứ không phải là những kiến thức cao siêu.
Hôm nay con đã làm được việc tốt gì?
Đó là câu hỏi định hướng con “làm được việc tốt”. Ngoài ra, gợi con nhớ lại những việc làm tốt trong ngày sẽ giúp khích lệ sự tự tin của con.
Hôm nay con có chuyện gì vui không?
Câu hỏi này giúp con nhớ lại những điều đã học được khi ở trường. Hẳn là con sẽ hào hứng chia sẻ với cha mẹ, vì ai cũng thích chuyện vui.
Con có cần bố giúp gì không?
Câu hỏi này có hai nghĩa: Một là thể hiện sự quan tâm đến con. Hai là, học tập là việc của chính con.
Đây là 4 câu hỏi đơn giản, chứa đựng rất nhiều tình yêu, sự quan tâm trong đó.
Giáo dục con đúng cách thực sự rất hiệu quả
Về triết lí giáo dục, nếu cha mẹ và con cái có sự quan tâm, hỗ trợ lẫn nhau thì hiệu quả giáo dục còn hơn cả mong đợi. Cha mẹ giáo dục con đúng cách thì trẻ lớn lên hạnh phúc và có nhân cách tốt.
Để làm được điều này, quan trọng nhất là phải xử lý tốt mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Nếu cha mẹ có trách nhiệm đối với con cái thì trẻ em tin rằng cha mẹ yêu thương mình vô điều kiện. Chúng sẽ tin vào tất cả những lời khuyên nhủ và động viên từ cha mẹ,
Nuôi con đúng cách là sự khởi đầu tốt
Trong suy nghĩ trẻ có được sự tin tưởng thì sau đó sẽ tạo ra mối quan hệ tốt. Sư quan tâm, hỗ trợ lẫn nhau chính là tiền đề cho sự thấu hiểu và sẻ chia. Trong những trường hợp này thì giáo dục con cái là điều đơn giản nhất.
Suhomlinsky – nhà giáo dục Liên Xô cũ từng nói “Hãy lớn lên cùng với trẻ”. Tuy nhiên, trên thực tế thì mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái đều không ổn định hoặc có những khác biệt. Ví dụ như con cái không thể thực sự tin tưởng vào cha mẹ.
98% cha mẹ yêu thương con sai cách
Làm cha mẹ ai cũng yêu con cái vô điều kiện, nhưng 98% phụ huynh nhầm lẫn giữa thể hiện yêu và tình yêu. Ví dụ, cho con ăn đồ ăn ngon nhất hay mặc trang phục đẹp nhất. Thực ra, đây chỉ là thể hiện cách yêu, mà không phải là tình yêu.
Và tình yêu của cha mẹ thường đính kèm điều kiện. Ví dụ: chỉ cần đứng thứ 3 trong các kì thi là sẽ được đi đây, đi đó…Nhưng tình yêu là cảm xúc của người này dành cho người khác; đó là một mối quan hệ bình đẳng với cảm xúc 2 chiều.
Để trở thành một người cha tốt thực sự không phải khó, để dạy dỗ trẻ em thật tốt thì cần lưu ý mấy vấn đề sau:
6 điều cần để trở thành một người cha tốt
Thiết lập mối quan hệ bình đẳng
Tránh gây áp lực, đánh đập hay mắng nhiếc trẻ em. Nên xây dựng mối quan hệ bình đẳng.
Mở lòng yêu con vô điều kiện
Bởi vì tình yêu mang lại ý nghĩa tinh thần cho con cái. Nhưng đừng yêu con với điều kiện con phải ngoan, con phải học giỏi, con phải nghe lời bố mẹ ông bà…
Tôn trọng trẻ
Cha mẹ cần tôn trọng cá tính độc lập của trẻ. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái chỉ có thể tốt đẹp, thuận hòa khi trẻ được cha mẹ tôn trọng.
Giáo dục tích cực
Cha mẹ nên áp dụng phương pháp nuôi dạy con đúng cách, tích cực. Hãy thường xuyên khen ngợi và khích lệ con.
Điều chỉnh mối quan hệ cha mẹ – con cái
Đây là điểm quan trọng nhất trong việc giáo dục con đúng cách. Mỗi khi có mâu thuẫn xảy ra, cha mẹ cần nhìn lại bản thân mình trước tiên.
Chú ý đến việc tu dưỡng tính cách và tinh thần của trẻ em
Thay vì theo đuổi điểm số một cách mù quáng, hãy chú trọng đến tính cách và tinh thần của trẻ.
Giáo dục đúng cách theo tỉ lệ 3:7
3 phần dành cho dạy dỗ
Dạy dỗ con không chỉ có “dạy” mà còn cần “dỗ”. Nếu chỉ “dạy” thôi thì không đầy đủ. Đặc biệt, việc thuyết giảng quá nhiều sẽ khiến trẻ có tâm lý nổi loạn và chống đối, phản tác dụng.
7 phần dụng tâm trong việc thể hiện sự tôn trọng con
Tài năng của đứa trẻ, tốc độ phát triển của mỗi đứa trẻ là khác nhau. Vì vậy hãy kiên nhẫn, để con bạn thử, trải nghiệm sự thất bại và thành công.
Sự phát triển của đứa trẻ cần có thời gian và sự mài giũa. Bởi lẽ, nó không bao giờ có thể được thực hiện trong một sớm một chiều. Nếu bạn nóng vội để đạt mục tiêu thì điều bạn mất sẽ nhiều hơn những điều nhận được.
Sự tu dưỡng đạo đức của cha mẹ ảnh hưởng hành vi của trẻ
Trẻ lớn lên trong những lời chỉ trích sẽ có xu thế phán xét mọi người.
Trẻ lớn lên trong sự thù địch, sẽ có xu thế tấn công người khác.
Khi trẻ lớn lên trong sợ hãi, sẽ có xu thế luôn lo lắng.
Đứa trẻ lớn lên mà không có sự giúp đỡ sẽ học cách tự lực.
Trẻ lớn lên trong sự phi lí sẽ học và biết xấu hổ.
Trẻ lớn lên trong sự ghen tị, sẽ có xu thế hận thù.
Khi con lớn lên trong tủi nhục, chúng sẽ luôn mang theo một cảm giác tội lỗi và mặc cảm.
Đứa trẻ lớn lên với sự khích lệ, chúng sẽ học cách tự tin.
Khi trẻ lớn lên trong sự bao dung, chúng sẽ biết cách kiên nhẫn.
Đứa trẻ lớn lên trong sự tán dương học cách cảm thụ.
Đứa trẻ lớn lên trong môi trường được tôn trọng sẽ có xu thế yêu thương người khác.
Khi trẻ lớn lên trong sự tự tin, chúng sẽ học cách tôn trọng chính mình.
Nếu một đứa trẻ lớn lên trong sự nhân hậu, chúng sẽ có thể xác định mục tiêu.
Trẻ em lớn lên trong sự chia sẻ, chúng sẽ học cách khoan dung.
Khi trẻ em lớn lên một cách công bằng, chúng học được sự công bằng.
Khi trẻ em lớn lên trong sự trung thực, chúng học được sự thật.
Trẻ lớn lên trong sự an toàn chúng sẽ tràn đầy tự tin.
Trẻ em lớn lên trong tình yêu sẽ cảm nhận được sự hạnh phúc trong cuộc sống.
Sự phát triển của trẻ, có lúc cần tới sự hướng dẫn của cha mẹ; nhưng có lúc bạn cũng cần buông tay để con tự khám phá!