Tổng công ty Điện lực miền Bắc công bố số lượng sai sót khi ghi chỉ số công tơ trong tháng 5 và tháng 6. Việc sai sót chủ yếu ở nhóm côngtơ cơ.
- 3 nữ sinh rủ nhau đi tắm sông bị đuối thương tâm
- Bệnh viện Bạch Mai làm rõ lùm xùm khái niệm mới ‘nửa ngày bằng 40 phút’ và ‘giả bác sĩ lừa 100 triệu đồng’
- Cập nhật sáng 1/7: WHO khuyên Việt Nam ‘thận trọng’ Covid-19; Bắc Kinh bị tố triệt sản cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ
Trước việc nhiều hộ dân và báo chí phản ảnh vấn đề ghi chỉ số tiền điện tăng đột biến như tại Quảng Bình, Quảng Ninh, Nghệ An… hay hóa đơn lặp lại nhiều lần như ở Tiền Giang, EVN đã tổng kiểm tra số liệu trong 2 tháng gần đây.
Ngày 30/6, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tiếp tục làm việc tại các đơn vị của Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) để kiểm tra rà soát việc ghi chỉ số, lập hóa đơn và thực hiện công tác chăm sóc khách hàng.
Trong tháng 5/2020, kết quả kiểm tra, phúc tra ghi chỉ số côngtơ đối với khách hàng có lượng điện tăng từ 1,3 lần trở lên với 1,4 triệu khách hàng, EVN đã phát hiện 2.056 trường hợp ghi nhầm chỉ số côngtơ, đã phát hành lại hóa đơn và điều chỉnh tiền của khách hàng.
Tháng 6/2020 (mới tính đến ngày 20/6), số khách hàng sử dụng điện từ 1,3 lần trở lên là hơn 4,4 triệu, phát hiện 2.175 khách hàng ghi nhầm chỉ số côngtơ, hoặc côngtơ bị lỗi, hầu hết các trường hợp đã được phát hiện, sửa chỉ số trước khi phát hành hóa đơn.
Như vậy tổng số có 4.253 trường hợp ghi sai chỉ số trong chưa đầy 2 tháng mùa hè năm nay. Không lạ khi đến hẹn lại lên, năm nào vào mùa nắng nóng, hóa đơn tiền điện cũng tăng đột biến một cách khó hiểu.
Những trường hợp sai sót EVN cho rằng chủ yếu rơi vào nhóm côngtơ cơ. Việc ghi chỉ số thủ công, đứng trên cột, nhìn máy tính bảng trong điều kiện nắng chói, hoặc đọc và ghi chỉ số là nhầm nên đã phúc tra và phát hiện.
Việc kiểm tra tại các tổng công ty điện lực khác, trong đó có Tổng công ty Điện lực TP.HCM, Tổng công ty Điện lực miền Nam sẽ tiếp tục được thực hiện trong đầu tháng 7 này.
Trước thực trạng này, EVN quy định bổ sung 2 bước trong quy trình ghi chỉ số và lập hóa đơn tiền điện, đồng thời thay mới những thiết bị cũ thay bằng côngtơ mới và cho kiểm định đối chứng lại tại một đơn vị độc lập ở địa phương, thường là chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
Đồng thời sẽ thiết lập cảnh báo tự động gửi danh sách các khách hàng có chỉ số biến động bất thường theo các ngưỡng (ví dụ: 3 lần, 4 lần…) tương ứng với việc gửi email, tin nhắn đến các vị trí quản lý của điện lực địa phương và các phòng, ban cấp trên để xử lý kịp thời trước khi xuất hóa đơn và thông báo tiền điện cho người dân.