Sinh viên năm nhất ĐH Bách khoa Nguyễn Trần Tuấn Phương bị bắt do nuôi loại nấm chứa chất ma túy khiến người sử dụng bị ảo giác và kiệt sức.
- Sơn La: Ăn bọ xít, 19 người nhập viện
- Xã thu gần 150 triệu đồng của dân để trả tiền tiếp khách và xây dựng công trình
- Sau đụng độ biên giới, Ấn Độ dậy sóng biểu tình và tẩy chay hàng Trung Quốc
Trước đây Phương từng nhiều năm là học sinh giỏi của trường cấp ba có tiếng ở Hà Nội. Năm 2018 khi bị stress nặng đã tìm đến “nấm thức thần” để giải khuây rồi nảy sinh ý định tự nghiên cứu trồng để sử dụng và bán.
Phôi nấm được Phương mua qua mạng, sau hai tháng nuôi cấy, sinh viên này thu mẻ nấm thành phẩm đầu tiên. Sau khi phơi khô, thành phẩm còn khoảng 300g và được Phương rao bán với giá 5 triệu đồng.
Chiều 7/6, Phương khi giao hàng tại số 1 Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội đã bị cảnh sát vây bắt. Khám nơi ở của Phương, công an thu hai xi lanh chứa bào tử nấm đã sử dụng cùng thùng nhựa, gạo lứt, xơ dừa làm dụng cụ trồng.
Nhà chức trách xác định các mẫu nấm tang vật có chứa Psilocine và Psilotcin, gây chứng ảo giác mạnh cho người dùng. Chất này nằm trong danh mục các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội tại Nghị định 73/2018.
Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về ma tuý cho biết “nấm thức thần” xuất hiện ở Việt Nam vào năm 2018 nhưng đây là lần đầu tiên phát hiện ở Hà Nội. Loại nấm này còn có những cái tên khác như nấm ma túy, nấm ảo giác hay nấm ma thuật.
Chủ nhiệm Khoa Tâm thần Bệnh viện 103, Phó giáo sư, Tiến sĩ Bùi Quang Huy cho biết người sử dụng nấm bị ảo giác mạnh, sau sẽ bị kiệt sức, thể trạng yếu dần, không thể tỉnh dậy nếu không có sự đánh thức của người khác. Hiện các nhà khoa học chưa hoàn toàn giải thích được cơ chế kỳ lạ mà các hoạt chất có trong nấm gây ra với cơ thể con người.