Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Đức sẵn sàng đàm phán với Nga, nhưng với điều kiện Nga phải rút quân ra khỏi Ukraine trước. Đó có thể là ý kiến hay đối với phương Tây, nhưng người Nga không còn dễ bị lừa.
Sau hơn 9 tháng Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, các bên đang lâm vào thế giằng co.
Tuy nhiên, có những thời điểm mà cả Nga và Mỹ, EU dường như có lập trường trùng khớp. Đó là sự cần thiết của một giải pháp đàm phán cho cuộc xung đột Ukraine. Tuy nhiên các bên đều không đồng ý về các điều kiện tiên quyết để đàm phán.
Về phía Nga, nước này coi đàm phán là một cách để giải quyết dứt điểm cuộc xung đột ở Ukraine và đảm bảo tình trạng trung lập của Ukraine trong tương lai. Về lý thuyết, các điều khoản của thỏa thuận này sẽ trùng lặp với danh sách các đảm bảo an ninh mà Moscow đã đề xuất với Washington vào cuối năm 2021 đầu năm 2022, theo TASS.
Nhưng phương Tây có quan điểm khác về thỏa thuận hòa bình. Nếu Nga coi thỏa thuận là một kế hoạch để liên bang hóa Ukraine và biến nước này thành một quốc gia trung lập, thì đối với Mỹ và EU, đây là cơ hội để câu giờ nhằm tái vũ trang cho chính quyền Kiev chống lại Nga.
Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel gần đây cũng tuyên bố phản ánh quan điểm của phương Tây như vậy.
“Thỏa thuận Minsk là một nỗ lực để cho Ukraine thời gian. Họ đã sử dụng thời gian này để trở nên mạnh mẽ hơn, điều này có thể được nhìn thấy ngày hôm nay. Ukraine của năm 2014-2015 không phải là Ukraine của ngày nay.
Rõ ràng với tất cả chúng tôi, rằng đây là một cuộc xung đột bị đóng băng, rằng vấn đề vẫn chưa được giải quyết, nhưng đó chính xác là điều đã mang lại cho Ukraine thời gian quý báu”, bà Merkel nói.
Những tuyên bố của bà cựu Thủ tướng Đức cho thấy, trong khi người Nga tin tưởng vào thỏa thuận Minsk 2 thì thực tế, Mỹ và NATO đã tận dụng khoảng thời gian hòa bình này để tái vũ trang cho Ukraine trong 8 năm trời để chống lại Nga trong cuộc xung đột hiện tại.
Thực tế, Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẵn sàng thảo luận với Nga về các đảm bảo an ninh mà nước này yêu cầu, nhưng điều kiện là Nga phải rút quân khỏi Ukraine. Chính quyền Tổng thống Biden cũng nhất trí quan điểm rút quân này.
Điều thú vị là phương Tây đã lừa dối Nga vào năm 2014 bằng thỏa thuận Minsk 2, và giờ đang muốn thực hiện một thỏa thuận tương tự như vậy vào năm 2022.
Washington, Paris và Berlin muốn thuyết phục Moscow ngừng bắn không chỉ ở tiền tuyến mà còn ngừng phá hủy cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine. Không những thế, Moscow còn được yêu cầu trao trả lại nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye, cũng như rút quân khỏi 4 vùng lãnh thổ mà sau một cuộc trưng cầu dân ý đã trở thành của Nga.
Nhưng người Nga không có ý định bị lừa dối thêm một lần nữa. Người Nga từ chối chuyển giao quyền kiểm soát Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhya cho bên thứ ba, và quân đội Nga cũng sẽ không rời khỏi nhà máy.
Nga tiếp tục cung cấp cho các đối tác phương Tây của mình hai lựa chọn: Hoặc là một thỏa thuận hòa bình nghiêm túc đảm bảo việc thực hiện thỏa thuận, hoặc tiếp tục chiến dịch quân sự đặc biệt.
Hôm 8/12, Tổng thống Putin cũng đã tuyên bố rằng, cuộc chiến tại Ukraine có thể mang ”tính chất lâu dài”. Điều đó có nghĩa là cuộc xung đột này sẽ chấm dứt cho đến khi Nga hoàn thành đầy đủ các mục tiêu đã đặt ra là phi quân sự hóa, phi phát xít hóa Ukraine.
Nếu những mục tiêu này không thể đạt được bằng con đường ngoại giao, Điện Kremlin sẽ phải hoàn thành thông qua con đường quân sự. Tất nhiên chính quyền Mỹ Biden cùng đồng minh NATO sẽ không cảm thấy thích thú, nhưng tất cả cũng là do phương Tây đang đẩy xung đột thêm bùng phát.
Có thể bạn quan tâm: