Bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây, các nước đồng minh của Mỹ vẫn giao dịch với Nga bằng đồng rúp. Chưa khi nào đồng đô la Mỹ lại phải đối mặt với một cơn giông tố như vậy. Và chưa bao giờ có ai to gan đạp đổ được đồng đôla.Vậy điều gì sẽ xảy ra khi đồng đô la bị hạ bệ? Và tại sao lại nói Tổng thống Putin thật ‘to gan’?
Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) có điểm đáng lưu ý, từ việc Nga và Iran sẽ giao thương bằng đồng rúp và rials, cho đến Nga và Trung Quốc tăng thương mại bằng đồng rúp và nhân dân tệ lên 20% và còn hơn thế nữa.
Ba đồng minh của phương Tây là Ả rập xê út, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ đều nhất trí giao dịch khí đốt với Nga bằng đồng rúp.
2 tuần trước đó, 68 quốc gia đã tập trung tại bờ biển phía đông xa xôi của nước Nga để lắng nghe tầm nhìn kinh tế và chính trị của Moscow đối với châu Á – Thái Bình Dương …
Một Sở giao dịch hàng hóa phương Đông có thể sớm được thành lập tại Vladivostok…
Nội dung chính
Mùa đông đen tối: Châu Âu dần tiến tới sụp đổ tài chính
Đã có quan điểm cho rằng, những tổn thất kinh tế từ cuộc xung đột tại Ukraine mới chính là nhân tố quyết định kết cục của cuộc chiến này.
Có lẽ vì vậy mà Tổng thống Putin hôm 16/9 đã nhận định rằng, lực lượng của ông không cần phải hành động ‘vội vã’ ở Ukraine.
Dù còn hơn 1 tháng nữa mới tới mùa đông châu Âu, nhưng các chuyên gia kinh tế đã liên tiếp cảnh báo về sự sụp đổ sắp tới của nền kinh tế EU.
Giáo sư – Tiến sĩ, Giám đốc điều hành GnS Economics và là nhà kinh tế học Phần Lan – ông Tuomas Malinen, nói rằng điều kiện kinh tế ở châu Âu tồi tệ hơn nhiều so với những gì mà mọi người có thể hiểu rõ, bởi người dân châu Âu đang bị chính các chính trị gia của họ che giấu.
Giáo sư Malinen viết: “Tôi đang nói với mọi người rằng tình hình ở châu Âu tồi tệ hơn nhiều so với những gì nhiều người hiểu”; “Về cơ bản chúng ta đang trên bờ vực của một cuộc khủng hoảng ngân hàng khác, sự sụp đổ của cơ sở công nghiệp và các hộ gia đình của chúng ta, và do đó chúng ta đang trên bờ vực của sự sụp đổ của nền kinh tế”.
Ngoài cuộc khủng hoảng năng lượng và một số nhà máy thép lớn nhất châu Âu buộc phải phải đóng cửa vì giá năng lượng quá cao, châu Âu còn phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính lớn.
Có thể nói năng lượng giống như nhiều lĩnh vực khác, được sử dụng làm đòn bẩy. Khi thị trường đang đứng trước bờ vực sụp đổ, các công ty năng lượng có nguy cơ gặp khó khăn. Đó là lý do tại sao các quan chức châu Âu đang bơm hàng trăm tỷ euro trong các gói cứu trợ như một giải pháp để vãn hồi tình thế.
Trong khi người Mỹ sẽ trở nên nghèo hơn do lạm phát và buộc phải in thêm tiền, thì người châu Âu cũng trở nên khốn khổ hơn với nền kinh tế công nghiệp bị suy giảm.
Có vẻ như nước Đức đang dẫn đầu làn sóng hủy diệt thứ ba đối với châu Âu, sau Thế chiến thứ nhất và Thế chiến thứ hai, khi giá năng lượng tại nước này đã tăng gấp 10 lần so với năm trước.
Một làn sóng vỡ nợ bắt đầu manh nha và đang “tăng tốc”. Những gì chúng ta đang thấy bây giờ chỉ là phần nổi của một tảng băng. Giá năng lượng tăng đang ảnh hưởng đến tất cả các ngành nghề dù trực tiếp hay gián tiếp, dẫn đến tình trạng thất nghiệp và bất ổn dân sự gia tăng. Châu Âu đang đánh mất ánh hào quang của sự thịnh vượng và ấm no.
Trong khi đó, tập đoàn thương mại Eurometaux đã đưa ra cảnh báo rằng, châu Âu chắc chắn sẽ phải đối mặt với “sự phi công nghiệp hóa vĩnh viễn”. Việc Nga ngắt kết nối đường ống khí đốt khiến cuộc khủng hoảng năng lượng hiện tại sẽ xóa sổ vĩnh viễn nhiều ngành công nghiệp tại châu Âu.
Giáo sư Malinen cảnh báo, phản ứng từ các chính phủ châu Âu sẽ là in tiền nhiều hơn và cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính khổng lồ, để giả vờ như họ có thể giải quyết một cách kỳ diệu tình trạng khan hiếm năng lượng, phân bón, kim loại, thực phẩm và khí đốt.
Tuy nhiên vấn đề nằm ở chỗ, các chính phủ châu Âu có thể in ra tiền, nhưng lại không thể in ra năng lượng.
Bất kể bạn in bao nhiêu tiền thì năng lượng vẫn khan hiếm và về cơ bản châu Âu không đủ sức để đối đầu với Nga.
Kết cục bi thảm của nền kinh tế châu Âu sẽ buộc các nhà lãnh đạo châu lục này phải sớm hòa đàm với Nga trong nỗ lực khôi phục dòng khí đốt, bằng cách chấm dứt nguồn tiếp tế cho Ukraine để kết thúc xung đột.
Trong khi châu Âu đang phải vật vã chống chọi với cơn ‘cai nghiện’ khí đốt của Nga, thì Nga đã tăng cường quyền lực của mình đối với các quốc gia châu Á, bao gồm Ấn Độ và Trung Quốc.
Nga cũng đã thuyết phục các nhà sản xuất dầu khí Trung Đông, rằng tương lai của họ nằm ở thị trường châu Á chứ không phải châu Âu.
Nga cũng đang trợ cấp cho cuộc cách mạng công nghiệp của châu Á bằng năng lượng rẻ do chiết khấu cao.
Nhờ các biện pháp trừng phạt của phương Tây, Nga đang trên đường khẳng định những dự đoán của nhà địa chính trị người Anh Halford Mackinder được đưa ra cách nay hơn một thế kỷ, rằng Nga là trung tâm địa chính trị thực sự của thế giới.
Vào tháng 3, bất chấp vị trí của một ‘kẻ đang bị trừng phạt’, Nga đã yêu cầu các quốc gia trừng phạt mình phải thanh toán tiền khí đốt bằng đồng rúp. Nga cũng không ngần ngại đe dọa sẽ tạm dừng nguồn cung cấp nguồn khí đốt nếu bất kỳ quốc gia châu Âu nào từ chối.
Hơn 5 tháng sau, khi G7 mải mê theo đuổi trò chơi trừng phạt định giá giới hạn dầu xuất khẩu của Nga, thì Trung Quốc và Nga đã ký một thỏa thuận dầu mỏ được định giá bằng đồng nhân dân tệ và đồng rúp thay vì đồng đô la.
Động thái này không những thách thức nhóm G7, mà còn “đấm” thẳng vào hệ thống petrodollar vốn tạo nên thế độc tôn của đồng tiền nước Mỹ.
Điều này cũng cho thấy Nga hoàn toàn nghiêm túc với việc loại trừ đồng đô la ra khỏi các hợp đồng mua bán dầu của nước này.
Hệ thống tiền tệ mới dưới tầm ngắm của Mỹ
Âm thầm lặng lẽ, có một sự phát triển thú vị đang diễn ra ở châu Á về tương lai của hệ thống tiền tệ mới.
Sergei Glazyev, Bộ trưởng Ủy ban Liên minh Kinh tế Á-Âu phụ trách Hội nhập và kinh tế vĩ mô của Nga, đang hoạch định một loại tiền tệ thương mại mới cho Liên minh này.
Hệ thống tiền tệ mới này sẽ bao gồm hỗn hợp tiền tệ quốc gia và hàng hóa. Đồng thời, đồng tiền thanh toán thương mại mới cũng sẽ được dành cho bất kỳ quốc gia nào trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và các thành viên trong nhóm kinh tế mới nổi của BRICS mở rộng.
Tham vọng của nó là thay thế đồng đô la trên toàn châu Á.
Cụ thể hơn, mục đích là loại bỏ đồng đô la để thanh toán thương mại cho các giao dịch xuyên biên giới giữa những người tham gia.
Cần lưu ý là bất kỳ giao dịch bằng đô la nào đều sẽ được các ngân hàng Mỹ lưu lại thông qua hệ thống các ngân hàng chi nhánh, và có khả năng cung cấp cho các nhà chức trách Mỹ thông tin tình báo kinh tế, cũng như trong việc xử phạt bất cứ ai mà chính quyền Mỹ cho là bất hợp pháp.
Hơn nữa, bất kỳ giao dịch nào liên quan đến đô la Mỹ đều trở thành một vấn đề đối với hệ thống pháp luật của nước này, cho phép các chính trị gia Mỹ có quyền can thiệp vào bất cứ nơi nào đồng đô la được sử dụng.
Cùng với việc loại bỏ những yếu tố rủi ro này, dường như người ta đang chấp nhận rằng, đồng tiền thương mại mới phải ổn định hơn về sức mua hàng hóa của nó so với đồng đô la.
Phải chăng điều này đồng nghĩa với việc khai tử từ từ hệ thống Petro-dollar?
Petro-dollar quyền lực như thế nào?
Ngày nay, thế giới tiêu thụ hơn 100 triệu thùng dầu mỗi ngày, và vì thế ai làm chủ được nguồn cung dầu mỏ là làm chủ được nền kinh tế toàn cầu…
Giá trị của đồng đô la Mỹ nằm ở sự bảo chứng và hiển nhiên nó trở thành đồng tiền quyền lực bởi nó gắn với giá trị bảo chứng.
Xuyên suốt lịch sử, hầu hết luôn có một “mỏ neo” gắn cho tiền tệ và đó thường là kim loại quý. Trong thời đại Bretton Woods từ năm 1944 đến 1971, đồng Đô la Mỹ được đo bằng bản vị vàng.
Sau sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods vào năm 1971, Mỹ đã ký một thỏa thuận với Ả rập Xê út vào tháng 6/1974, theo đó Mỹ cung cấp viện trợ kỹ thuật và quân sự cho quốc gia này để đổi lấy việc Ả rập Xê út chỉ chấp nhận USD làm đồng tiền trong mua bán dầu thô.
Sau Ả rập Xê út, lần lượt các nước Ả Rập tại Trung Đông đã sử dụng đô la để thanh toán các hợp đồng dầu khí. Năm 1975, toàn bộ khối OPEC cũng đều thực hiện điều khoản trên để đổi lấy cam kết viện trợ quân sự của Mỹ.
Nói một cách đơn giản, trước kia bạn dùng đồng USD có thể đổi lại vàng, thì giờ đây chỉ được dùng Đô la Mỹ để mua dầu mỏ.
Như vậy tài nguyên Dầu mỏ – một thị trường nguyên liệu lớn nhất, quan trọng nhất thế giới đã được thanh toán hoàn toàn bằng đôla Mỹ.
Điều này có nghĩa là nếu bạn muốn mua một thùng dầu hay khí đốt, bạn phải đổi tiền của quốc gia bạn sang đồng đôla Mỹ, và dùng nó để trả cho nhà cung cấp dầu. Từ đó, nó còn được biết đến với cái tên “petrodollar” nghĩa là đôla dầu mỏ.
Chính hệ thống “petrodollar” đã nâng đồng USD lên vị thế là đồng tiền dự trữ của thế giới và là một trong số nhiều yếu tố đã giúp Mỹ trở thành cường quốc kinh tế số 1.
Hệ thống “petrodollar” cũng mang lại cho các thị trường tài chính Mỹ nguồn cung cấp thanh khoản và dòng vốn nước ngoài thông qua “xoay vòng petrodollar”.
Với hệ thống Petrodollar này, hẳn bạn sẽ nghĩ nước Mỹ có thể thoải mái in đô la để chi tiêu và quyết định cuộc chơi của toàn thế giới?
Thách thức Petrol-dollar: Nước cờ nguy hiểm của Nga?
Tuy vậy trên thực tế, quyền in tiền không thuộc về chính phủ Mỹ mà thuộc về Ngân hàng Trung ương Tư nhân và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Để quản lý kế hoạch in tiền tệ rộng lớn và toàn cầu, năm 1973 Mỹ và Tây Âu đã thành lập “Hiệp hội Toàn cầu Hệ thống Thông tin Tài chính liên ngân hàng” gọi tắt là SWIFT.
SWIFT được ví như là trung tâm thần kinh của mạng lưới tài chính toàn cầu. Tất cả các ngân hàng lớn chuyển tất cả các loại tiền tệ chính bằng cách sử dụng hệ thống tin nhắn SWIFT. Cắt đứt một quốc gia khỏi hệ thống SWIFT giống như lấy đi ôxy của quốc gia đó.
Danh sách các phương thức mà đồng đô la có thể được vũ khí hóa rất rộng. Mỹ có thể sử dụng đồng đô la để ép kẻ thù của mình vào các thế trận giăng sẵn như trao đổi hàng thô hoặc thị trường chợ đen nếu muốn.
Đô la trở thành ‘cây đũa thần’ để Mỹ khuất phục các quốc gia cứng đầu, mà không thể dùng các biện pháp quân sự, đặc biệt là cường quốc quân sự như Nga. Vì vậy Mỹ đã cấm Nga tham gia SWIFT sau chiến dịch quân sự tại Ukraine hồi tháng Hai.
Với việc tổng thống Putin dần thay thế đồng đô la bằng đồng rúp, có khả năng sẽ tạo ra thế đối đầu trực tiếp giữa Nga với tổ chức tài phiệt hùng mạnh bậc nhất nước Mỹ và thế giới: Đó chính là FED.
Một số nhà quan sát nhận định, đây là một nước cờ thách thức liều lĩnh đầy hiểm nguy cho Tổng thống Vladimir Putin nói riêng và nước Nga nói chung. Bởi lịch sử đã chứng kiến những bí ẩn có phần bi thảm, mỗi khi quốc gia nào dám thách thức vị thế của đồng USD đều phải nhận kết cục không mấy tốt đẹp.
Cái giả phải trả khi hủy bỏ Petro-dollar?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh Vùng Vịnh hay các cuộc nổi dậy của Mùa xuân Ả Rập. Nhưng một trong số đó là cái giá phải trả khi ai đó muốn bãi bỏ hệ thống petrodollar của Mỹ.
Năm 2000, Tổng thống Iraq là Saddam Hussein khi ấy tuyên bố sẽ bãi bỏ hệ thống “petrodollar” và thay vào đó sẽ dùng đồng euro để lượng giá dầu bán ra thị trường toàn cầu. Vào tháng 2/2003, tờ Guardian ghi nhận, Iraq đã “thu được lợi nhuận” sau khi thực hiện thay đổi chính sách này.
Không lâu sau, lấy cái cớ Iraq phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt, và có liên hệ với tổ chức khủng bố Al-Qaeda, Mỹ đã tiến hành chiến tranh xâm lược Iraq và lật đổ chế độ Saddam Hussein. Điều đó đồng nghĩa Iraq phải giã từ hệ thống “petro-euro” để trở lại hệ thống “petrodollar” như cũ.
Tại Libya, nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi được cho là đã bị trừng phạt và phải trả giá bằng tính mạng cũng vì một đề xuất tương tự.
Sinh thời, ông Gaddafi từng có kế hoạch tạo ra một đồng tiền thống nhất của châu lục đen, được hỗ trợ bởi vàng, dùng để mua bán dầu mỏ khai thác từ khu vực châu Phi.
Trở lại nước Nga, giả dụ mỗi ngày Châu Âu vẫn nhập khoảng 40% lượng khí đốt từ Nga, tương đương mỗi ngày có khoảng từ 200 triệu đến 800 triệu euro EU trả cho nhà cung cấp dầu khí Nga.
Vậy mỗi ngày số tiền ấy phải quy đổi sang đồng Rúp của Nga và liệu có đang đe dọa quyền lực của petrodollar hay không? Và điều gì khiến tổng thống Putin có thể “lớn mật” thiết lập lại luật chơi trên thị trường tiền tệ thế giới?
Nga nắm át chủ bài trong tay
Không giống như Tổng thống Iraq Saddam Hussein hay nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi của Libya, Tổng thống Putin đang có trong tay những con át chủ bài mà Mỹ phải dè chừng, bao gồm:
- Quân đội hùng hậu, vũ khí tối tân
Ngày 25/8, Tổng thống Vladimir Putin đã ký sắc lệnh tăng quy mô lực lượng vũ trang của Nga từ 1,9 triệu lên 2,04 triệu người.
Đầu tháng 3 năm nay, trong thông điệp gửi Hội đồng Liên bang Nga, Tổng thống Putin đã công bố về các loại vũ khí mới được phát triển ở Nga, bao gồm cả những loại có thể vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Trong đó đáng chú ý nhất là tên lửa siêu thanh liên lục địa, được gắn đầu đạn Avangard, có khả năng đạt tới tốc độ gấp 20 lần tốc độ âm thanh, và có khả năng vượt qua được mọi hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có trên thế giới.
Loại vũ khí bội siêu thanh này có thể mang theo đầu đạn thường hoặc đầu đạn hạt nhân. Một số nguồn cho rằng đầu đạn hạt nhân của Avangard có sức công phá lên đến 2 megaton (tương đương 2 triệu tấn thuốc nổ TNT).
Ngày 19/3, Nga đã sử dụng tên lửa siêu thanh Kinzhal để phá hủy một kho vũ khí ở gần thành phố Ivano-Frankivsk ở miền Tây Ukraine.
Tên lửa siêu thanh Kinzhal được cho là có thể xuyên thủng bất kỳ hệ thống phòng không nào hiện nhờ di chuyển với tốc độ cực đại lên tới Mach 10 và liên tục cơ động trong suốt hành trình bay.
Liệu lần “trình diễn” này có phải là thông điệp mà Tổng thống Putin muốn gửi tới chính quyền Joe Biden khi chính Bộ quốc phòng Mỹ cũng thừa nhận, Mỹ chưa có hệ thống phòng thủ đủ hiệu quả để ngăn chặn vũ khí siêu thanh hiện đại này của Nga.
Tại diễn đàn quân sự quốc tế Army 2022 hồi tháng 8, Nga đã trình làng tên lửa hành trình mới X-69 được thiết kế để tiêu diệt một loạt các mục tiêu mặt đất đứng yên với tọa độ xác định khi phóng, có tầm bắn lên tới 290km với tốc độ từ 700-1.000 km/h.
- Vũ khí Dầu mỏ
Cho đến nay chưa có quốc gia nào thay thế được vị trí của Nga trong hệ thống cung ứng khí đốt cho phương Tây, đặc biệt là EU.
Năm 2021, Nga xuất sang EU khoảng 155 tỉ m3 khí đốt, và bất chấp các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga.
Đức, Hungary, Bulgari, Thổ Nhĩ Kỳ – vốn trong khối NATO đã từ chối thi hành các lệnh trừng phạt ngành năng lượng của Nga.
Bởi đơn giản, các chuyên gia cho rằng châu Âu sẽ khó tìm được nguồn năng lượng thay thế Nga trong ngắn hạn.
Ngay cả Ả rập Xê út, một thành viên chủ chốt của OPEC cũng nhập khẩu dầu Nga để phục vụ các hoạt động nội địa, như cung cấp năng lượng cho mạng lưới điện của nước này. Nhiều thành phố lớn của Ả Rập Xê Út nằm xa các giếng dầu, khiến sự phụ thuộc vào dầu nhập khẩu càng lớn hơn.
Ngoài ra, những nước có khả năng cạnh tranh với Nga trong lĩnh vực dầu khí thì lại “cùng trục” với Nga như Iran và Venezuela. Trong khi ấy, Trung Quốc và Ấn Độ (hai nước đông dân nhất thế giới) lại có thỏa thuận mua dầu của Nga kéo dài tới 20, 30 năm.
Rõ ràng, dầu khí đã trở thành vũ khí lợi hại mà Nga có thể sử dụng để đáp trả lại phương Tây theo luật chơi của riêng mình.
- Đẩy mạnh đối tác với Trung Quốc
20 ngày trước khi Nga bắn tên lửa khởi đầu chiến dịch quân sự nhằm vào Ukraine, ngày 4/2/2022, Tổng thống Vladimir Putin được Chủ tịch Tập Cận Bình đón tiếp long trọng tại Bắc Kinh.
Kết quả của cuộc gặp này là bản thỏa thuận dầu khí trị giá 117,5 tỷ USD mà Nga bán cho Trung Quốc.
Điểm mấu chốt trong Tuyên bố chung là hợp đồng mua bán dầu khí được quyết toán bằng đồng Nhân dân tệ và đồng rúp.
Điều này rõ ràng là để đối phó với lệnh trục xuất các ngân hàng Nga khỏi Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT), và giúp Nga “né” được các đòn trừng phạt của phương Tây.
Thực tế, không có gì có thể tốt hơn cho Trung Quốc khi nền kinh tế Nga bị phương Tây trừng phạt và cô lập.
Tất cả nguồn khí đốt tự nhiên của Nga thay vì chảy về phía Tây (châu Âu) thì giờ đây chảy về phía Đông – nơi Trung Quốc đang khát năng lượng. Nhiều khoáng sản ở Siberia của Nga cần vốn và kỹ thuật của phương Tây, giờ sẽ chỉ dành riêng cho Trung Quốc.
Tại hội nghị SCO hôm 15/9, Nga – Trung Quốc khẳng định mối quan hệ của hai nước là “đối tác chiến lược toàn diện”.
Một trật tự thế giới mới, với Nga và Trung Quốc là trung tâm, dường như đã bắt đầu hình thành…
Xem thêm: Nga tung đòn cân não: NATO chần chừ, châu Âu tuyệt vọng