Trữ lượng xăng dầu mới dư thừa chưa từng có vì cách ly trong đại dịch. Đến khi thị trường bắt đầu ổn định trở lại, xăng dầu nhấp nhổm tăng giá, nhiều doanh nghiệp bán lẻ lại phản ánh khó khăn trong nhập hàng, thậm chí phải đóng cửa cây xăng.
- Cập nhật trưa 26/5: Ca nhiễm virus gây bệnh đầu nhỏ tại Đà Nẵng; Kim Jong Un thăng hàm cho tướng lĩnh hạt nhân
- Điểm tin Kinh tế: Trung Quốc tăng trưởng kinh tế âm quý I/2020; Chứng khoán Hồng Kông rơi vào chuỗi ngày tồi tệ nhất
- Dự luật an ninh Hong Kong: Mỹ tuyên bố khả năng trừng phạt Trung Quốc
Tổng giám đốc Công ty cổ phần Xăng dầu Tự lực 1, ông Nguyễn Văn Tiu cho VnExpresss biết tình hình tiêu thụ xăng dầu trong tháng 5 đã tốt hơn so với các tháng trước đây bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phân phối bán lẻ lại đang đối diện với mối lo khác là không có nguồn để mua.
“Trước đây chỉ cần một cuộc điện thoại là có hàng về, hoặc chậm thì đặt hàng hôm trước là hôm sau có xe bồn chở tới tận nơi. Nhưng gần đây gọi và đặt hàng phải vài ba hôm mới có, và lượng được mua cũng rất nhỏ giọt”, ông Tiu nói.
Phản ánh với Dân trí, nhiều doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cho biết họ đang rất khó khăn trong việc nhập hàng về bán, một xe chia cho mấy cửa hàng. Chưa kể, mức chiết khấu trên mỗi lít xăng đang ở mức rất thấp, thậm chí bằng 0, tức là giá mua từ các doanh nghiệp phân phối bằng với giá bán lẻ.
Điều này khiến các đại lý bán lẻ xăng dầu đã khó trong việc nhập hàng lại phải chịu lỗ, nhiều cây xăng hoạt động cầm chừng, một số đã phải đóng cửa.
Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Quý Điều, chủ doanh nghiệp tại Đắk Lắk cho biết không mua được xăng dầu, nên từ 22/5 đến 25/5 doanh nghiệp đã lần lượt tạm đóng cửa, đến nay chỉ còn duy trì một cây xăng hoạt động. Ông đã gửi văn bản về thực tế khó khăn này đến các cơ quan chức năng một tuần qua.
Nhiều ý kiến cho rằng các đơn vị bán lẻ không muốn bán hàng để giữ, chờ đợt tăng giá dự kiến vào 28/5 tới. Còn các đơn vị bán lẻ lại nói hiện các doanh nghiệp đầu mối đang găm hàng, chờ giá lên cao mới cấp cho đại lý bán lẻ để bù cho phần lỗ sâu vài tháng trước.
Trước thực trạng này, Đại diện Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex cam kết cung ứng đủ hàng cho tổng đại lý thuộc hệ thống phân phối của Petrolimex và các đơn vị đã ký hợp đồng kinh doanh. Riêng với những nhu cầu phát sinh từ doanh nghiệp bán lẻ ngoài hệ thống, vị này cho hay sẽ cân nhắc cung ứng sau khi đảm bảo đủ hàng cho hợp đồng dài hạn.
Lãnh đạo Bộ Công thương cho hay đã nắm thông tin về tình trạng nguồn cung thiếu hụt ở một số địa phương như Đắk Lắk, Bắc Giang, Hải Dương… Chưa quy kết do thiếu nguồn cung hay găm hàng chờ tăng giá, nhưng đã có văn bản Tổng cục Quản lý thị trường kiểm tra, đảm bảo thương nhân cung ứng xăng dầu và xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm.
Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Trần Duy Đông cho biết, có hiện tượng một đại lý mua của nhiều đầu mối, chỗ nào chiết khấu cao thì nhập hàng chứ không ký hợp đồng chỉ nhập 1 đầu mối để đảm bảo chất lượng ổn định. Khi lượng hàng hiếm, các doanh nghiệp đầu mối chỉ cung cấp đủ cho đại lý có hợp đồng hoặc trong hệ thống, còn dư mới bán cho đại lý ngoài nên số lượng và mức chiết khấu đều thấp.
Về tổng trữ lượng xăng dầu, Vụ trưởng khẳng định đủ nguồn cung cho thị trường trong nước. Hai nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn sẽ hoàn thành bảo dưỡng để cấp đủ lượng hàng theo hợp đồng đã ký với doanh nghiệp, đồng thời nối lại nguồn cung hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc ngay sau đại dịch.