Người xưa chú trọng lối sống lành mạnh, tu dưỡng và tiết chế dục vọng. Các cao nhân đã đúc kết 7 điều không nên làm để có sức khỏe tốt và cuộc đời an lạc.

Chu Văn An cho rằng, mọi bệnh tật đều từ chữ “dục” mà ra, muốn khỏe mạnh thì phải tiết chế được nó.

Hải Thượng Lãn Ông cũng lại nói: “Nội thương bệnh chứng phát sinh – Thường do xúc động thất tình mà ra”

Người xưa đã đúc kết ra 7 điều không nên làm để có được cuộc sống vui vẻ, sức khỏe tốt và sự trường thọ. Mỗi câu trong số đó đều đáng giá ngàn vàng, truyền lại cho muôn vàn thế hệ mai sau.

1. Quần áo không nên mặc quá ấm

Mặc quần áo không nên quá ấm áp dễ bị cảm mạo; và cũng không nên quá mỏng manh sẽ dễ bị nhiễm lạnh vào cơ thể. Vì muốn giữ ấm cho cơ thể và sợ lạnh; nhiều người có thói quen mặc nhiều lớp quần áo khi đi ngủ vào mùa đông.

Quần áo không nên mặc quá ấm
Mặc quá nhiều quần áo dày sẽ sẽ gây cản trở cho việc lưu thông máu và trao đổi chất trong cơ thể chúng ta.

Tuy nhiên nhiều người không hiểu rằng điều này sẽ gây cản trở cho việc lưu thông máu và trao đổi chất trong cơ thể chúng ta. Thêm vào đó, mặc nhiều quần áo khiến mồ hôi khó bay hơi ra ngoài; nó sẽ gây thấm ngược trở lại khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh hơn.

2. Ăn không nên quá no

Ăn chỉ bảy, tám phần vừa đủ no là được rồi; trước bữa ăn nên ăn súp (uống canh), rau thịt kết hợp. Không nên hút thuốc, không uống rượu bia nhiều. Việc ăn uống rất quan trọng và có thể coi như một phần trong văn hóa dưỡng sinh của người cổ đại,

Thời xa xưa, Nhan Hồi là một đồ đệ nổi tiếng của Khổng Tử; ông ăn rất ít và uống nước mỗi ngày, cho rằng như vậy đã là đầy đủ rồi. Còn có người chỉ ăn một chén cơm nhỏ và dưa leo mỗi bữa; nhưng ngoại hình họ vẫn trẻ trung như mới hơn 20 tuổi. Mặc dù thực tế họ đã ngoài 40 tuổi và có một sức khỏe tuyệt vời.

3. Nhà không nên quá rộng

Nên sống thích ứng với mọi hoàn cảnh. Phòng ở sạch sẽ và thoải mái là tốt, không cần quá nguy nga tráng lệ. Nếu không sẽ khiến tâm tính dần dần biến hóa không tốt và khó kiểm soát.

Nhà không nên quá rộng
Nếu ở một nơi quá rộng rãi, “tứ diện bát phong” thì rất khó được yên tĩnh dù chỉ là một khắc.

Thế giới nội tâm của một người khi ở trong không gian nhỏ mà tụ được khí thì sẽ dễ dàng tĩnh tâm được. Ngược lại, nếu như ở một nơi quá rộng rãi, “tứ diện bát phong” (bốn bề gió thổi) thì rất khó được yên tĩnh dù chỉ là một khắc.

4. Lao động không nên để quá mệt

Cường độ lao động của con người là hạn chế và khả năng mỗi người là có hạn. Nếu làm mệt quá sức có thể dẫn đến thương tật. Phải chú ý kết hợp chế độ làm việc và thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Một nghiên cứu y khoa tiến hành trên 7.000 công nhân lao động ở độ tuổi trung niên tại Anh được đăng trên tạp chí Internal Medicine (vào tháng 4 năm 2011) cho thấy tình trạng nguy hiểm của lao động quá sức.

Theo đó, những người lao động đã làm việc trên 11 giờ/ngày, thuộc nhóm người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 67% so với những người lao động 8 tiếng/ngày; nguy cơ mắc chứng trầm cảm còn tăng cao gấp 2,5 lần so với người làm việc bình thường.

5. Không nên quá an dật

Nếu một người mà cả ngày không làm gì thì sẽ mất đi những gia vị trong cuộc sống. Vì vậy, ngay cả khi về hưu chúng ta vẫn nên tham gia các hoạt động nhiều hơn.

Ví dụ như nói chuyện, đi bộ, vẽ tranh, đọc sách, ngồi thiền, viết lách… Cũng nên thường xuyên tập thể dục để cảm thấy thoải mái, giảm nguy cơ mắc bệnh và tăng tuổi thọ. Đặc biệt, người trẻ không nên để an dật ăn cắp tuổi trẻ và sức trẻ của bản thân.

Không nên quá an dật
Các bậc tiền nhân đã nhận thấy rằng an dật là thứ có thể làm xói mòn ý chí của con người.

An dật thậm chí còn làm cuộc sống trở nên vô vị. Có một câu ngạn ngữ cổ rằng: “Người ta thường sống sót qua khổ nạn, nhưng lại bỏ mạng trong sung túc”.

6. Tức giận kéo dài là điều không nên làm

Khi tâm trí muộn phiền thì ngàn vạn lần không nên tức giận; nó sẽ làm tổn thương chức năng của gan. Thực tế, tức giận không những tự làm cho mình khổ mình mà còn ảnh hưởng năng lượng tiêu cực cho những người xung quanh. Lúc lên cơn giận, thì không gì ngăn cản được cái miệng. Nó có thể buông lời xúc phạm người khác; một số lời lẽ có thể gấy tổn thương cho đối phương. Thậm chí, trong đó có cả những người đã luôn yêu thương quan tâm chúng ta.

“Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai”, chỉ một niệm khởi sân si mà kết quả là muôn ngàn chướng ngại nẩy sinh. Để có thể kiểm soát được cảm xúc, nên thường xuyên duy trì thái độ sống lạc quan. Người xưa có câu “họa từ miệng mà ra”. Và cũng nên học câu “Một điều nhin, chín điều lành”.

7. Được lợi mà không tham lam

“Tửu sắc tài vận ta không lấy
Phong hoa tuyết nguyệt không bền lâu”

Liệt Tử, một hiền nhân trong đạo Lão đã nói rằng: “Ta sở dĩ không vui vì ta vướng 4 cái lo, 4 điều muốn: muốn thọ, muốn danh, muốn tước, muốn giàu. Danh lợi mà chi, phú quý mà chi; đã sinh ra cạnh tranh, oán thù, tự cao, tự đắc, ỷ quyền, ỷ thế; rồi khi chết để thành một đống xương tàn vậy thôi”.

Được lợi mà không tham lam
Sống không tham, không cầu, không vướng mắc ràng buộc; bản thân tự thấy đủ thì sẽ tự khắc thấy vui vẻ (ảnh minh họa: nguồn internet).

Sống thuận theo lẽ tự nhiên là có thể sống lâu trăm tuổi mà không lo bệnh tật.

Trên đây là 7 điều không nên làm do người xưa đúc kết kinh nghiệm và lưu truyền cho hậu thế. Chúng ta có thể tham khảo cho bản thân mình.

(Nguồn: Vạn Điều Hay)