Đất nước Việt Nam có 4 địa danh thần bí bậc nhất. Việt Nam có tam giác Bermuda, có núi “Thần”…Bạn đã từng nghe đến chưa?

1 – Bí ẩn chữ “神” (Thần) trên núi Thạch Bi

Ngọn núi Thạch Bi thuộc xã Nga Thiện (Nga Sơn, Thanh Hóa) đứng sừng sững bên dòng sông Hoạt hiền hòa. Khung cảnh núi non vốn không có gì đặc sắc. Chỗ đáng để người ta nhắc đến là trên vách núi dựng đứng đó, có tạc chữ “” lớn chừng chiếc chiếu. Bên cạnh còn dòng chữ hán nhỏ hơn nhưng đã bị mờ.

  Chữ Thần nằm cách mặt đất khoảng 20m, được tạc ở chính giữa một vách núi dựng đứng và bằng phẳng, rộng chừng 3m, cao khoảng 3,5m. Dù khắc trên đá nhưng chữ Thần mang nét vô cùng mềm mại, tinh xảo (ảnh chụp màn hình: Vnexpress).
Chữ Thần nằm cách mặt đất khoảng 20m, được tạc ở chính giữa một vách núi dựng đứng và bằng phẳng, rộng chừng 3m, cao khoảng 3,5m. Dù khắc trên đá nhưng chữ Thần mang nét vô cùng mềm mại, tinh xảo (ảnh chụp màn hình: Vnexpress).

Ông Mai Văn Thuần – chủ trang trại dưới chân núi Thạch Bi cho biết, vợ chồng ông từng chèo đò đưa nhiều nhà khoa học đến nghiên cứu chữ Thần. Có một cái hang xuyên thẳng từ chân núi lên đỉnh núi, nhưng không có ngách nào vươn ra vách đá, nơi người ta tạc chữ Thần.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Phan Bảo, sông Hoạt chảy qua chân núi Thạch Bi hiện nay là dấu tích dòng chảy của cửa biển Thần Phù xưa kia. Như vậy, có thể khẳng định, trước đây vùng này mênh mông nước, cho nên giả thuyết dựng thang, làm giá để đứng mà tạc khắc chữ là không khả thi.

 Khung cảnh xung quanh vách núi tạc chữ Thần (ảnh: Lê Hoàng).
Khung cảnh xung quanh vách núi tạc chữ Thần (ảnh: Lê Hoàng).

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, người xưa ngồi trên thuyền tranh thủ thuỷ triều lên mà tạc chữ. Một số khác lại nói, có thể người thợ đã thả dây từ trên đỉnh núi xuống để thi công. Tuy nhiên, không có phương án nào thuyết phục. Bởi, chữ Thần đó thiện nghệ mượt mà như nét vẽ; nếu đục đẽo, chạm khắc thì người đó phải là một nghệ nhân biết quy luật viết chữ Hán và có nhiều kinh nghiệm về điêu khắc đá.

Núi Thạch Bi và cửa Thần Phù được người dân địa phương coi như “vùng đất của thần linh”, ít ai dám lui tới. Trước đây từng có nguồn tin, quanh chữ Thần cổ tồn tại kho báu, song chưa ai tìm được.

Cửa hang dưới núi Thạch Bi (ảnh: Lê Hoàng)
Cửa hang dưới núi Thạch Bi (ảnh: Lê Hoàng)

Ông Mai Đình Thân, cán bộ xã Nga Thiện cũng chia sẻ: “Ở đây ai cũng nắm rõ câu chuyện có hai cha con người vùng Nga Điền từng mang dụng cụ, bắc thang định tìm cách đục phá chữ Thần, sau đó trở về nhà và ốm chết…”, theo Vnexpress.

Tương truyền về nguồn gốc chữ Thần

Theo sử cũ, vua Lý Thái Tông (1367-1422) mang quân tiến đánh giặc Chiêm Thành, đến cửa biển này gặp sóng to, gió lớn, thuyền chiến không cách nào di chuyển. Là nhờ vào một Đạo sĩ pháp thuật cao cường, dẹp yên sóng dữ. Sau khi thắng trận trở về, nhà vua cho lập đền thờ để tạ ân công. Đền thờ có tên là Áp Lãng chân nhân, và đặt tên cho nơi này là Thần Phù (nghĩa là Thần giúp đỡ).

Dấu tích trên cửa biển Thần Phù (ảnh: Vũ Đức Phương)
Dấu tích trên cửa biển Thần Phù (ảnh: Vũ Đức Phương)

Sách Đại Nam nhất thống chí , phần tỉnh Thanh Hóa, quyển thượng, của Quốc sử quán triều Nguyễn có ghi: “Núi Thạch Bi ở phường Mỹ Quan, Tống Sơn, non liền bến nước, móng đá thuyền chui. Trên vách đá có một chữ Thần viết bằng nét son tươi thắm, tương truyền vua Lê Thánh Tông ngự đề chữ đó”.

2- Núi Bà Đen linh thiêng

Núi Bà Đen (thuộc xã Thạch Tân, tỉnh Tây Ninh) là ngọn núi cao nhất miền nam Việt Nam với chiều cao gần 1.000m. Ngọn núi này thu hút khách thập phương vì cảnh núi non hùng vĩ cùng với thảm thực vật phong phú.

Năm 2021, núi Bà Đen bị sạt lở, nhiều người cho rằng "núi thiêng đang khóc" và đó là một điềm báo không tốt (ảnh: Vietnamnet).
Năm 2021, núi Bà Đen bị sạt lở, nhiều người cho rằng “núi thiêng đang khóc” và đó là một điềm báo không tốt (ảnh: Vietnamnet).

Nơi đây cũng nổi tiếng là điểm chiêm bái linh thiêng của vùng đất của thần thánh, với những điển tích kỳ bí gắn liền với Bà Đen – người con gái được vua Gia Long phong thánh hiệu “Linh Sơn Thánh Mẫu”.

Bà Đen báo mộng nhờ người lượm xác

Truyền thuyết đầu tiên kể rằng, khi xưa, núi Bà Đen tên gọi là núi Một. Trên núi có tượng Phật bằng đá rất linh thiêng. Dòng người khắp nơi đổ về cùng nhau dọn đường lên núi lễ Phật. Họ đi thành từng đoàn vì trên đường thường có thú dữ và lũ thổ phỉ ẩn náu.

Ngôi làng dưới chân núi, có một thiếu nữ tên Lý Thị Thiên Hương. Thủa nhỏ, nước da của nàng đen đúa, nhưng đến tuổi trăng tròn thì gương mặt trở nên xinh đẹp, dáng người thanh tú, nên được nhiều chàng trai để ý. Trong đó có Lê Sĩ Triệt, chàng trai mồ côi từ nhỏ, được sư ông Trí Tân nuôi dưỡng.

Thiên Hương bị vây bắt trên đường đi bái Phật (ảnh minh hoạ: Ngẫm Radio).
Thiên Hương bị vây bắt trên đường đi bái Phật (ảnh minh hoạ: Ngẫm Radio).

Vào ngày rằm như thường lệ, Thiên Hương lên núi cúng Phật. Đúng dịp, một vị quan Cao Miên (Campuchia) đi qua, thấy dung nhan nàng kiều diễm muốn bắt về làm thiếp. Lê Sĩ Triệt thấy sự bất bình xông ra đánh đuổi. Chàng võ nghệ cao cường, có vài quyền đã thắng thế rồi hộ tống nàng về tận nhà.

Nhận thấy Sĩ Triệt là người chính trực, khoẻ mạnh, có nhân có nghĩa, cha mẹ Thiên Hương muốn gả con gái cho chàng. Đôi bên cùng đẹp lòng mà ưng thuận. Nhưng buồn thay, giữa thời loạn lạc, hai người chưa kịp bái thiên địa, thì Lê Sĩ Triệt đã phải tòng quân phò chúa Nguyễn đánh đuổi quân Tây Sơn.

Thiên hương ở lại quê nhà, nàng vẫn giữ thói quen lên chùa cầu nguyện. Vào ngày định mệnh, nàng lại bị bè lũ chủ tớ xấu xa trước đó vây bắt, toan làm nhục. Để giữ trinh tiết, Thiên Hương nhảy xuống khe núi tự vẫn.

Thiên Hương báo mộng cho nhà sư nhờ giúp đỡ (ảnh chụp màn hình: Ngẫm Radio).
Thiên Hương báo mộng cho nhà sư nhờ giúp đỡ (ảnh chụp màn hình: Ngẫm Radio).

Sinh thời Thiên Hương là người lương thiện, trong nhiều kiếp về trước, nàng đều thường hướng Phật tu hành, bởi vậy thác đi liền đắc thần thông, hồn có thể tuỳ ý hành sự. Nàng hiện về báo mộng cho sư Trí Tân kể lại sự tình và nhờ ông xuống triền núi phía Đông Nam tìm thi thể, đem về chôn cất.

Tỉnh dậy, vị hòa thượng y lời, vội vã đi tìm tung tích cái xác. Quả nhiên, thấy di hài của Thiên Hương còn nguyên vẹn, liền đưa về mai táng.

Bà Đen hiển linh giúp vua Gia Long

Truyền thuyết thứ hai lưu truyền như sau: Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi chạy đến núi Bà Đen. Lương thực cạn kiệt, ngài quỳ xuống cầu Thần giúp đỡ. Đêm đó, Bà Đen hiển linh trong mộng, chỉ cho loại trái cây trên núi có thể cứu đói binh sĩ. Đến năm 1790, Nguyễn ánh đưa binh lính quay lại núi đúc tượng, cất điện thờ tưởng nhớ.

Bà Đen gặp gỡ Thượng Quốc công Lê Văn Duyệt.

Truyền thuyết thứ ba kể rằng, Thượng quan Lê Văn Duyệt lên núi có công việc, nghe được câu chuyện về nàng Thiên Hương thì lấy làm sửng sốt. Ông hứa rằng, nếu Thiên Hương thực sự có thể hiển linh như lời đồn thì sẽ dâng sớ tâu vua truy phong cho nàng.

Đền thờ bà Đen trên núi bà Đen (ảnh: Badenmountain).
Đền thờ bà Đen trên núi bà Đen (ảnh: Badenmountain).

Vừa dứt lời, Lý Thị Thiên Hương nhập vào xác của một đứng gần ông để dễ bề trò chuyện. Nàng báo trước tương lai của ông cho ông rõ và thuật lại nguyên do cái chết của mình. Cũng cho biết rằng, khi nàng thoát thai phàm thì được làm tiên thánh, ở lại trần gian cứu dân độ thế.

Quan Thượng Quốc Công Lê Văn Duyệt đã dâng sớ xin vua phong cho Thiên Hương là “Linh Sơn Thánh Mẫu”, ngự ở núi Một, tức là núi Bà Đen bây giờ. Và sự tích núi Bà Đen linh thiêng được bắt nguồn từ đó.

3- Truyền thuyết ly kỳ nơi núi Cấm

Núi Cấm hay còn gọi là Thiên Cấm Sơn (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, thuộc tỉnh An Giang), là một trong những ngọn núi hùng vĩ, hoang sơ, núi cao một cách đột ngột và cao nhất trong dãy Thất Sơn.

 Núi Cấm chiếm chu vi 28.600m, cao hơn 700m so với mực nước biển. Nơi gắn liền với khá nhiều truyền thuyết ly kỳ, huyền ảo (ảnh: Mientaycogi)
Núi Cấm chiếm chu vi 28.600m, cao hơn 700m so với mực nước biển. Nơi gắn liền với khá nhiều truyền thuyết ly kỳ, huyền ảo (ảnh: Mientaycogi)

Tương truyền rằng, năm 1777, gia tộc chúa Nguyễn bị quân Tây Sơn lật đổ, Nguyễn Ánh chạy lên núi này mà lánh sự truy nã. Để khỏi bị lộ, ông hạ lệnh cấm dân chúng qua lại quanh núi. Người ta cho rằng tên gọi núi Cấm có từ đó.

Ở trên núi thiếu nước và lương thực, trong lúc nguy nan, Nguyễn Ánh bèn quỳ lạy xin Thần linh giúp đỡ. Một hồi, ông rút bảo kiếm cắm sâu xuống khe đá, bất ngờ bờ đá nứt ra phun lên dòng nước. Cả chủ và toán quân mừng rỡ lấy nước uống và gọi đó là giếng Tiên.

Di tích miệng giếng nứt ra từ khe đá (ảnh chụp màn hình: Ngẫm Radio).
Di tích miệng giếng nứt ra từ khe đá (ảnh chụp màn hình: Ngẫm Radio).

Theo sách phong thủy, vùng Thất Sơn chạy dọc theo sườn Tây An Giang, giữa miền đồng bằng màu mỡ – nơi có khí âm dương hội tụ nên núi Cấm được xem như Long huyệt, mang trong mình đầy đủ tinh hoa của đất trời. Dân gian xưa cũng có câu “Tu Phật Phú Yên, tu tiên Bảy Núi” ( Bảy Núi tức là Thất Sơn) có thể vì lẽ đó mà những ngôi chùa trên núi cũng trở nên linh thiêng.

Người dân xung quanh núi Cấm còn lưu truyền những câu chuyện mang tính chất ly kỳ, huyền bí như: người ta từng gặp ông rắn hổ Mây, tuy nhiên vì đây là loài tu lâu năm nên không ăn thịt người. Nổi tiếng hơn cả là câu chuyện thần Bạch Hổ thành tinh và được thu phục bởi một Đạo sĩ là sự tích cả vùng ai cũng biết.

ong-tang-chu
Ông Tăng Chủ giúp con hổ khỏi hóc xương nên đã thu phục được nó thôi không không ăn thịt người (ảnh: Tuoitrethudo).

Cụ Nguyễn Văn Y – vị đạo sĩ cuối cùng tu trên núi Cấm từng kể với phóng viên: ở Vồ Đầu và Vồ Thiên Tế , nai ra ăn cả bầy mấy chục con, khỉ sinh sống đặc cả khu rừng. Còn hổ, chỗ nào cũng có. Hổ ở nơi đây không dữ như ở nơi khác và chưa từng ăn thịt bất cứ người nào, theo Lamviennuicam.

4- Bí ẩn tam giác Bermuda Việt Nam

Năm 1888, thực dân Pháp chiếm đóng Điện Biên Phủ, đến năm 1939, họ lập nên sân bay dã chiến ở đây. Không quân Pháp lựa chọn bay qua khu vực Xím vàng vì tuyến này lên Tây Bắc là ngắn nhất. Đây cũng là con đường không lưu ngắn nhất nối Hà Nội – Điện Biên sang khu Thượng Lào.

Vùng đất có “lực hút” bí hiểm

Mặc dù đường bay được rút ngắn, nhưng lại xảy ra những vụ tai nạn khó hiểu. Đến độ, khu vực này nhanh chóng được cánh hàng không coi như một “Bermuda” của Việt Nam.

Một số phi công sau khi thoát nạn cho biết, việc bay qua đây hết sức mộng mị. Họ đã chọn bay vòng qua Xím Vàng nhưng có cảm giác như là cả người và máy bay bị một lực vô hình nào đó “hút” vào.

Vùng đất Xím Vàng thần bí (ảnh: Google Earth).
Vùng đất Xím Vàng thần bí (ảnh: Google Earth).

Không phải ngẫu nhiên, trong lịch sử hàng không Pháp có 5 tai nạn máy bay bị mất tích tại Xím Vàng. Nhiều nguồn tư liệu đều cho rằng số lượng máy bay gặp nạn còn cao hơn cả khi tham chiến. Sở dĩ họ không muốn tiết lộ vì sợ ảnh hưởng đến tinh thần của phi công.

Nhiều chiến cơ của Pháp rơi vào tình trạng mất kiểm soát, họ không liên lạc được với trung tâm không lưu. Sau khi gặp nạn, do không xác định được vị trí chính xác máy bay rơi, người ta chỉ khoanh vùng. Kết quả của những cuộc tìm kiếm chỉ là một những mảnh xác máy bay, thi thể người cũng không còn nguyên vẹn.

Thông thường nhà nào trong Xím Vàng cũng có những dụng cụ lao động được chế từ máy bay rơi (ảnh: 24h).
Thông thường nhà nào trong Xím Vàng cũng có những dụng cụ lao động được chế từ máy bay rơi (ảnh: 24h).

Vào thời kỳ Mỹ thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, máy bay quân sự của Mỹ lúc này đã được cải tiến, với sự ra đời của những chiếc phản lực thế hệ mới mang tên “Con ma”, “Thần sấm”… Tuy nhiên kỹ thuật hiện đại cũng không thay đổi được số phận của chúng khi bay vào khu vực nguy hiểm này.

Các cụ lão niên ở Xím Vàng kể lại, trước đây khu vực này là một vùng đất cây cối um tùm, sương mờ che phủ, không có đường đi. Người dân sống bám vào rừng núi, hàng ngày đi săn bắn, làm nương rẫy.

Thỉnh thoảng, các cụ lại nghe thấy một tiếng nố như bom vọng lại. Có người còn tận mắt nhìn thấy trực thăng quay đảo như mòng mòng rồi lao thẳng vào vách núi…

Chiếc Bell Long Ran Gere đã rơi tại "Tam giác quỷ "của Việt Nam (ảnh: Vietquansu).
Chiếc Bell Long Ran Gere đã rơi tại “Tam giác quỷ “của Việt Nam (ảnh: Vietquansu).

Gần đây, vào năm 2009, chiếc phi cơ tên Bell Long Ran Gere do phi công người Mỹ dày dặn kinh nghiệm Reunault điều khiển bay qua Xím vàng, bỗng nhiên mất tích.

 Đoàn cứu hộ như biết trước được địa điểm Bell Long Ran Gere gặp nạn. Họ tức tốc lên Bắc Yên và nhanh chóng tìm được dấu tích. Chuyên gia xác định nó đã bay đúng vùng Bermuda. Chiếc máy bay xấu số được cho là phát nổ trước khi rơi xuống đất. Tất nhiên không ai có thể sống sót trong vụ tai nạn kinh hoàng đó.

Vì sao máy bay lại rơi nhiều ở Xím Vàng mà không phải là những nơi khác? Chuyện gì đang diễn ra ở khu vực này, khiến các phi công bay qua đó bị mất kiểm soát? Các nhà khoa học vẫn đang đau đầu dò tìm lời giải. Khi chưa có câu trả lời, các phi công khi phải bay lên Tây Bắc đều né vùng tam giác quỷ nảy ra để tránh sự bất trắc, theo Vietquansu.

Có thể bạn quan tâm: