Giấu diếm khả năng giết người hàng loạt của virus corona chủng Vũ Hán, Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm rất lớn trong việc để cho đại dịch mang hoạ loạn đến với thế giới. Vì con virus xuất phát từ Vũ Hán, hơn 200.000 người trên thế giới đã thiệt mạng, những cái chết tức tưởi trong cô đơn, đau đớn… có những tài năng còn có thể cống hiến cho đời. Làm thế nào để buộc được Trung Quốc bồi thường thiệt hại?
- Virus Vũ Hán: Bắc Kinh áp lực châu Âu không tố cáo Trung Quốc bóp méo thông tin
- Biển Đông: Công hàm 1958 không thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc
- Ngoại trưởng Mỹ: Trung Quốc ức hiếp láng giềng, hãy bắt họ chịu trách nhiệm!
Trong khi đó đương quyền Trung Quốc tìm cách lấp liếm, viết lại lịch sử, thậm chí còn tung hỏa mù để đổ tội cho nước khác. Trong lúc thế giới lao đao vì đại dịch, Bắc Kinh tung ra chiến dịch ngoại giao khẩu trang nhằm tuyên truyền gây thanh thế, làm áp lực. Không dừng lại ở đó, các cơ quan ngoại giao Trung Quốc ở nhiều nước còn ngang nhiên loan tin vịt, chê bai chính quyền sở tại, như Việt Nam gây hấn ở Biển Đông vì bất lực trong chống dịch
Giọt nước tràn ly
Bắc Kinh dường như đã làm cho giọt nước phải tràn ly. Ngày 21/04, Missouri là tiểu bang đầu tiên của Mỹ khởi kiện đương quyền Trung Quốc, ĐCSTQ vì đã “che giấu những thông tin quan trọng” về sự trầm trọng của nạn dịch virus corona chủng Vũ Hán. Tuy nhiên con số bồi thường trong vụ kiện dân sự này chưa được tiết lộ. Sau đó tiểu bang Mississippi cũng theo chân.
Hôm đầu tháng 4, một tổ chức nghiên cứu thuộc phái hữu ở Anh, The Henry Jackson Society, khởi xướng sáng kiến kiện Trung Quốc “vi phạm các nguyên tắc y tế quốc tế” trong xử lý dịch.
Sáng kiến của tổ chức này nói về việc kiện Trung Quốc để đòi bồi thường 4 nghìn tỷ USD và phần của Anh Quốc “phải được bồi thường thiệt hại” là 449 tỷ USD.
Từ Cairo luật sư Mohamed Talaat tuyên bố kiện chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc, đòi bồi thường 10 tỷ USD cho Ai Cập vì Trung Quốc “chế tạo và phát tán virus corona”.
Khởi kiện Trung Quốc tính khả thi
Tờ Bưu điện Washington dẫn quan điểm của ông John B. Bellinger III – nguyên cố vấn pháp lý của Bộ Ngoại giao Mỹ giai đoạn 2005-2009 và nguyên cố vấn pháp lý cho Hội đồng An ninh quốc gia giai đoạn 2001-2005 dưới thời tổng thống George W. Bush – cho rằng những vụ kiện này sẽ bị lờ đi vì các chính phủ nước ngoài được hưởng quyền miễn trừ quốc gia khỏi việc kiện tụng tại các tòa án Mỹ căn cứ theo Đạo luật miễn trừ đối với quốc gia có chủ quyền:
“Chính quyền Trung Quốc trên thực tế đang đặt cược rằng họ sẽ không chịu nhận trừng phạt gì hết, vì chính trị sẽ là lá chắn bảo vệ họ. Nhưng người ta có thể đặt câu hỏi điều đó sẽ còn đúng hay không. Cả thế giới đang thiệt hại hàng nghìn tỷ đô la vì chế độ Trung Quốc liều ẩu. Va chạm kinh tế với Trung Quốc sẽ còn kéo dài, rất dài. Có thể các lãnh đạo quốc tế sẽ phải có hành động nào đó.”
Mới đây nhất, có vẻ chính giới Hoa Kỳ đang tìm cách ra luật để kiện được ĐCSTQ.
Thượng nghị sĩ Josh Hawley (Đảng Cộng hòa, bang Missouri) công bố dự luật ông soạn, mang tên “Luật Công lý cho nạn nhân Covid-19″ nhằm trao cho Bộ Ngoại giao thẩm quyền điều tra và tìm cách đòi bồi thường từ đương quyền Trung Quốc cho các bệnh nhân hoặc thân nhân của người đã tử vong vì virus Vũ Hán.
Điều đáng chú ý là luật này, nếu được thông qua, sẽ cho phép công dân Mỹ “kiện đích danh ĐCSTQ”, một tổ chức chính trị, vì virus Vũ Hán.
Trung tuần tháng 4 một nhà vận động nhân quyền và tự do tôn giáo ở Ý, ông Massimo Introvigne, có bài “Đảng Cộng sản Trung Quốc hãy dè chừng, các luật sư sắp gọi”. Ông Introvigne, cựu chủ tịch cơ quan giám sát tự do tôn giáo thế giới do Bộ Ngoại giao Ý bảo trợ, nói cần phải kiện ĐCS và đương quyền Trung Quốc vì “vi phạm nhân quyền” và vi phạm “quy định dịch tễ quốc tế” trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán.
Thực hiện như thế nào?
Tạp chí Figaro đưa ra vấn đề: Giấu diếm khả năng giết người hàng loạt của virus corona chủng Vũ Hán, Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm rất lớn trong việc để cho đại dịch mang hoạ loạn đến với thế giới. Vấn đề trách nhiệm của Trung Quốc trong việc bồi thường thiệt hại là hợp lý, nhưng thực hiện như thế nào?
Hai luật sư Pierre Farge và Odile Madar đã giải thích khả năng khởi kiện Trung Quốc như sau:
Hiện đã có nhiều chính khách Anh, Mỹ đòi hỏi chính phủ khởi kiện Trung Quốc ra trước các tòa án.
Về mặt luật pháp, các động thái này khó thành công. Công cụ đầu tiên mà các Nhà nước dựa vào là Điều lệ Y tế Thế giới.
Trung Quốc đã vi phạm các điều 6 và 7 của quy định này. Đã không thông báo ngay các dữ liệu cho thấy bằng chứng virus Vũ Hán lây từ người sang người, bịt miệng những người cảnh báo dịch bệnh làm trễ thông tin ít nhất 3 tuần.
Tòa án Công lý Quốc tế, cơ quan tư pháp chính của Liên Hiệp Quốc, có thể vào cuộc. Tuy nhiên khó có việc Trung Quốc chấp nhận thẩm quyền của Tòa này, trước nguy cơ bị kết án, và như vậy các bản án của tòa không thể thực hiện.
Về phần Tòa án Hình sự Quốc tế thì có thẩm quyền xét xử tội ác chống nhân loại. Hiện nay tòa đang thụ lý hai đơn kiện của các Nhà nước thành viên có liên quan đến dịch viêm phổi Vũ Hán. Một đơn nhắm vào lãnh đạo Trung Quốc, đơn kia vào tổng thống Brazil Jair Bolsonaro. Các đơn này dựa vào điều 7 của Hiệp ước Roma, tội ác chống nhân loại. Có điều rất khó khẳng định đương quyền Trung Quốc cố tình sát hại người dân trong trường hợp dịch viêm phổi Vũ Hán..
Khả năng Trung Quốc chấp nhận thẩm quyền của tư pháp quốc tế là khó và Bắc Kinh sẽ tìm mọi cách để trốn tránh trách nhiệm về hành vi của mình trước pháp luật.
Không có đòn bẩy pháp lý
Tranh cãi gần đây giữa Trung Quốc và Mỹ là một ví dụ điển hình: Washington đã yêu cầu ghi vào văn bản chính thức xuất xứ của virus là từ Trung Quốc, tuy nhiên Bắc Kinh kiên quyết bác bỏ. Sự chối bỏ trách nhiệm này ngăn chận hoạt động của cơ chế Liên Hiệp Quốc và chỉ rõ sự yếu kém của định chế đa phương.
Không có đòn bẩy pháp lý nào để đưa Bắc Kinh ra trước công lý. Tuy nhiên nếu đồng thuận vẫn có thể sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế và thuế quan. Bên cạnh đó là áp lực ngoại giao, và gây áp lực thường xuyên về mặt đạo đức, để buộc Trung Quốc phải trả giá cho hành động của mình đối với cộng đồng quốc tế.
Cần có sự đồng thuận của thế giới để áp đặt các cuộc điều tra độc lập trên lãnh thổ Trung Quốc, để hiểu rõ về nguyên nhân của hoạ loạn và tránh tái diễn trong tương lai.
Hiện tại có vẻ như “ĐCSTQ hãy dè chừng, các luật sư sắp gọi” là ứng viên sáng giá cho giải Pulitzer tới. Nhưng với những thông tin “rò rỉ” từ Trung Quốc về những ca tái nhiễm và những cái “chết lạ” thì rất có thể Massimo Introvigne không đơn thuần chỉ là một tác giả, chính trị gia mà còn là nhà tiên tri thời đại.