Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin AP hôm 27/12, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết nước này muốn một hội nghị thượng đỉnh hòa bình do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn để chấm dứt chiến tranh với Nga vào tháng 2 năm 2023, nhưng chỉ khi Moscow phải đối mặt với một tòa án quốc tế về tội ác chiến tranh trước.
Ngoại trưởng Kuleba cho biết Ukraine sẽ làm bất cứ điều gì có thể để giành chiến thắng trong cuộc chiến vào năm tới khi xung đột tiếp tục diễn ra ác liệt, nhưng ông hy vọng rằng cả hai bên có thể đạt được thỏa thuận ngoại giao.
Ông Kuleba cũng cho biết thêm rằng chính phủ của ông muốn Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres đóng vai trò trung gian hòa giải tại hội nghị thượng đỉnh hòa bình, bởi theo ông, Tổng thư ký liên hợp quốc đã “chứng tỏ mình là một nhà hòa giải và đàm phán hiệu quả, và quan trọng nhất, là một người có nguyên tắc và liêm chính.”
Đáp lại những bình luận của ngoại trưởng Kuleba, phó phát ngôn viên Liên Hợp Quốc Florencia Soto Nino-Martinez nói với hãng tin AP hôm 27/12 như sau:
“Như tổng thư ký đã nói nhiều lần trước đây, ông ấy chỉ có thể hòa giải nếu tất cả các bên muốn ông ấy làm trung gian”.
Như vậy có thể thấy, câu trả lời của phó phát ngôn viên Liên Hợp Quốc cho biết Tổng thư ký Guterres chỉ đồng ý đảm nhận vai trò trung gian hòa giải nếu tất cả các bên đồng ý. Vậy liệu người Nga có đồng ý với điều kiện mà ngoại trưởng Ukraine nêu ra, là người Nga chỉ nên được mời tham dự một hội nghị thượng đỉnh như vậy sau khi tòa án quốc tế kết tội Nga vi phạm tội ác chiến tranh?
Trong khi ấy, chính người đứng đầu tập đoàn quân sự tư nhân Mỹ Mozart là Andrew Milburn đã hé lộ chính lực lượng Ukraine là bên đã thực hiện “những hành động tàn bạo” đối với binh sĩ Nga, đặc biệt khi chính truyền thông phương Tây đã hé lộ video 10 binh sĩ Nga đã bị bắn chết khi bị bắt làm tù binh đã gây chấn động dư luận trong tháng 11.
Rõ ràng người Nga không phải là bên từ chối đàm phán. Tổng thống Putin đã nhiều lần tuyên bố trong những tháng gần đây rằng,Moscow sẵn sàng đàm phán để chấm dứt xung đột.
Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình nhà nước Rossiya 1 vào ngày Giáng sinh, Tổng thống Putin dường như cũng hé lộ rằng phía Ukraine đang từ chối tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình.
“Chúng tôi sẵn sàng đàm phán với tất cả các bên liên quan về các giải pháp có thể chấp nhận được, nhưng điều đó tùy thuộc vào họ – chúng tôi không phải là những người từ chối đàm phán, mà chính họ”.
Tổng thống Nga cũng nói thêm rằng, ông tin rằng đất nước của mình đang “hành động đúng hướng” khi bị NATO bao vây, để “bảo vệ lợi ích quốc gia của chúng tôi, lợi ích của công dân chúng tôi, người dân chúng tôi. Và chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc bảo vệ công dân của mình”.
Tuy nhiên, trong tuyên bố hôm 27/12 về đề xuất của ngoại trưởng Ukraine, phát ngôn viên Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho biết, phía Nga “không bao giờ tuân theo các điều kiện do người khác đặt ra”.
Phía Nga cũng nhiều lần lên tiếng cáo buộc rằng, trong suốt 10 tháng xung đột, chính quyền Kyiv liên tục thay đổi lập trường và là bên không đáng tin cậy.
Hiện có nhiều phỏng đoán về tuyên bố của Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba khi cho rằng, với những bất lợi trên chiến trường, tuyên bố này chỉ nhằm PR và câu giờ cho chính quyền Kyiv. Về phía Nga, họ cho rằng ý tưởng về một “hội nghị thượng đỉnh hòa bình” của Ukraine có phần vô lý khi xây dựng quy trình đàm phán mà không có sự phối hợp với Nga là sai.
Chuyên gia khoa học chính trị Stanislav Tkachenko cho biết việc Ukraine muốn tổ chức một “hội nghị thượng đỉnh hòa bình” là nhằm thu hút sự chú ý của dư luận thế giới, và muốn cuộc xung đột tại Ukraine được chú ý càng lâu càng tốt.
Trong khi ấy, chuyên gia phân tích chính trị Vladimir Kornilov cho rằng, “Việc Ukraine xây dựng bất kỳ kế hoạch đàm phán nào dựa trên kịch bản Nga “thất bại tuyệt đối” là cực kỳ sai lầm. Với cách suy nghĩ như vậy, Ukraine khó thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện tại”.
Chuyên gia này lập luận: “Chính quyền Kyiv hiểu rằng nếu xung đột kết thúc, thì NATO sẽ ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraine và văn phòng của Tổng thống Zelensky sẽ mất hỗ trợ tài chính từ các nước phương Tây. Mặt khác, các đối tác của Kyiv [châu Âu] đang yêu cầu Kyiv đưa ra các phương án cụ thể để chấm dứt khủng hoảng. Đó là lý do tại sao chính quyền Zelensky rất muốn đưa ra những đề xuất hoàn toàn điên rồ, bao gồm cả ý tưởng về một phiên tòa quốc tế đối với Moscow”.
Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết nếu Ukraine không tuân thủ các yêu cầu của Nga và tiếp tục “kháng cự vô nghĩa”, thì việc phi quân sự hóa và phi hạt nhân hóa sẽ do quân đội Nga thực hiện.
Trong khi ấy, chính quyền Joe Biden tuyên bố rằng giải pháp duy nhất để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine là các lực lượng Nga phải rút quân khỏi nước này.
Như vậy có thể thấy, viễn cảnh về một cuộc đàm phán hòa bình còn lâu mới trở thành hiện thực.
Khi các cuộc đàm phán hòa bình dường như ngày càng khó xảy ra, xung đột vẫn tiếp tục diễn ra ác liệt tại mặt trận Bakhmut.
Người đứng đầu Chechnya, Ramzan Kadyrov, nói rằng Lực lượng Vũ trang Ukraine đang chịu tổn thất nghiêm trọng về nhân sự, vì vậy họ buộc phải bù đắp bằng những tân binh chưa qua đào tạo. Ông này đã viết trên kênh Telegram hôm 28/12 như sau:
“Những ngày cuối cùng của quân đội Ukraine và các đơn vị NATO hóa ra vô cùng phong phú với nhiều sự kiện khác nhau, tất nhiên, không phải là những sự kiện tốt đẹp. Đối thủ của chúng ta chịu tổn thất nặng nề về nhân lực và thiết bị, phần còn lại đơn giản là mất tinh thần. Bộ chỉ huy Ukraine đang cố gắng bù đắp tổn thất bằng những tân binh chưa được chuẩn bị sẵn sàng, những người mà họ thực sự không biết cách cầm vũ khí trong tay”.
Cứ mỗi ngày trôi qua, lại có thêm những báo cáo về tổn thất của cả hai bên mà thiệt hại nhiều nhất vẫn nghiêng về phía Ukraine. Chỉ có bên thứ ba là đang được hưởng lợi nhất với các hợp đồng vũ khí sát thương béo bở trị giá hàng chục tỷ đô la.
Có thể bạn quan tâm: