Nhà sản xuất hàng may mặc Trung Quốc ‘đón lõng’ làn sóng “Tẩy chay Trung Quốc”, in nội dung này lên áo, mũ bán cho dân Ấn Độ.
- Thủ tướng Ấn Độ: Cảnh cáo Trung Quốc, trả đũa kinh tế
- Indonesia: Núi lửa Merapi phun trào, cảnh báo hàng không mức cao nhất
- Số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh chưa từng có, thế giới vào giai đoạn nguy hiểm
Trong khi căng thẳng biên giới Trung Quốc – Ấn Độ bị đẩy lên cao, người Ấn Độ liên tục tổ chức các chương trình tẩy chay Trung Quốc, trong đó có việc thể hiện quan điểm chính trị của mình trước căng thẳng biên giới Trung – Ấn bằng cách mặc những trang phục có in nội dung này.
Tuy nhiên các trang phục như áo và mũ có in dòng chữ “China Boycott” (Tẩy chay Trung Quốc) lại được nhập khẩu từ chính Trung Quốc. Hiện các nhà máy sản xuất hàng may mặc ở Trung Quốc bất chấp nội dung của các sản phẩm này có ý phỉ báng chính quốc gia của họ, chỉ cần tăng doanh thu sau thời gian cách ly xã hội kéo dài khiến kinh doanh sụt giảm.
Các sản phẩm bôi nhọ Trung Quốc này được bày bán rộng rãi trên các trang thương mại điện tử của Ấn Độ. Và không khó để nhìn thấy nhãn mác của các sản phẩm đều có dòng chữ “Made in China” (Sản xuất tại Trung Quốc).
Trên mạng xã hội Ấn Độ lan truyền nhanh chóng nhiều video cho thấy người dân quá khích phá hủy các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất. Một số thậm chí còn kêu gọi tẩy chay cả thực phẩm nhập từ Trung Quốc.
Liên minh các thương nhân Ấn Độ, người tuyên bố đại diện cho gần 70 triệu thương nhân, cũng đã phát động chiến dịch ‘tẩy chay Trung Quốc’, công bố danh sách hơn 500 loại sản phẩm sẽ không dùng của trung Quốc, bao gồm đồ dùng nhà bếp và hàng điện tử.
Câu chuyện đã tạo ra tranh luận lớn trên các diễn đàn trên mạng xã hội. Trong khi đó, chính quyền Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang thúc đẩy chính sách huy động nguồn lực sản xuất tại địa phương, cung cấp ra thị trường các sản phẩm của chính họ, kêu gọi giảm dùng các sản phẩm nguồn gốc Trung Quốc.