Tình hình quốc tế và trong nước hiện nay rất bất lợi cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), theo ông Viên Cung Di (Yuan Gongyi), một nhà công nghiệp điện tử Hồng Kông nổi tiếng. Ông cho rằng các diễn biến này là những “cú đánh lớn” có thể dẫn đến sự sụp đổ của ĐCSTQ.
Ông tin rằng một loạt thảm họa tự nhiên và nhân tạo mà Trung Quốc đang trải qua hiện nay là dấu hiệu cho sự tan rã của ĐCSTQ. Nhưng rốt cuộc, đó đều là sự tự hủy diệt của ĐCSTQ.
Theo Watch China, ông Viên cho biết “hầu như ngày nào cũng là một đòn giáng lớn” đối với ĐCSTQ. Cú đánh lớn nhất là sự bùng phát dịch bệnh gần đây ở Trung Quốc. Hàng chục thành phố ở đại lục đã bị phong tỏa một phần hoặc hoàn toàn, ảnh hưởng đến hơn 65 triệu người. Dự kiến sẽ còn có nhiều thành phố hơn nữa bị phong tỏa, điều đó trực tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Trung Quốc.
Ông Viên nhấn mạnh rằng nguồn gốc của dịch bệnh Covid-19 đến từ Trung Quốc, và ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về tình trạng lây nhiễm ra toàn cầu.
Ông cũng cho rằng ĐCSTQ đang che giấu số lượng ca nhiễm ở đại lục. Để đem ra so sánh, Hồng Kông với dân số 7,4 triệu người, mỗi ngày có hơn 10.000 trường hợp được xác nhận. Vì vậy, Trung Quốc đại lục với dân số 1,4 tỷ người không thể chỉ có 1.000 trường hợp được xác nhận. Ông Viên tin rằng số ca nhiễm ở đại lục phải lên đến hàng triệu, nhưng ĐCSTQ đã che giấu nó.
Theo ông Viên, những quan chức cấp dưới đều là “tay chân” của lãnh đạo Tập Cận Bình. Họ cố gắng hết sức để “thể hiện lòng trung thành” thông qua việc bám sát vào chính sách “zero Covid” và che giấu số ca nhiễm thực tế.
“Đây là tình hình hiện tại trong địa hạt chính thức của ĐCSTQ”, ông Viên cho biết.
Chính những cán bộ “ngu dốt và trung thành” trong ĐCSTQ mới là lực lượng gây tổn hại lớn nhất cho ĐCSTQ, theo ông Viên.
Ông nói tiếp rằng Thành Đô và Thâm Quyến, những thành phố lớn đóng vai trò đầu tàu phát triển kinh tế, vẫn chưa thoát khỏi móng vuốt “khai quang”.
Trung Quốc không chỉ đối mặt với thảm họa nhân tạo “zero Covid”, mà còn chịu ảnh hưởng bởi hạn hán kỷ lục. Hồ Bà Dương, hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc, đã bị thu hẹp gần 70% chỉ trong 40 ngày.
Sông Dương Tử đang đối mặt với đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 61 năm qua. Ông Viên chỉ ra rằng tình trạng thiếu nước ở sông Dương Tử sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất điện và tưới tiêu nông nghiệp.
Ước tính ở Trung Quốc có gần 100.000 công trình thủy điện. Nhiều công trình bị coi là những “quả bom nổ chậm” treo trên đầu của hàng triệu người dân, vì chúng có nguy cơ bị đổ vỡ do chất lượng thi công kém, cộng với các trận động đất bất thường. Đặc biệt là Đập Tam Hiệp, đập thủy điện lớn nhất thế giới, có những dấu hiệu bị biến dạng dưới áp lực của nước.
Các chính sách phá hoại tự nhiên, “đấu trời, đấu đất” của ĐCSTQ đã hủy hoại môi trường sinh thái, dẫn đến nhiều hiện tượng thiên tai bất thường tại Trung Quốc, như hạn hán, động đất, bão cát.
Ông Viên nói rằng ông không mê tín, nhưng đồng ý rằng những thảm họa tự nhiên và nhân tạo này là điềm báo về sự sụp đổ của ĐCSTQ. Các thảm họa mà Trung Quốc đang đối mặt đều liên quan trực tiếp đến các chính sách của ĐCSTQ trong hàng chục năm qua. Các vấn đề đó là “do chính nó tạo ra”, ông Viên nói.
“Trạm Thủy điện Tam Hiệp do ĐCSTQ tự xây dựng. Virus Vũ Hán cũng bị lây lan từ Trung Quốc, và ĐCSTQ đã làm điều đó. Chính sách zero Covid đang phá hủy nền kinh tế của chính họ. Họ đang tự hại chính mình.”
Có thể bạn quan tâm: