Tin tổng hợp Sức khoẻ ngày 24/5 của tin360.tv xin gửi đến quý vị những nội dung chính sau:
- Tóc cuốn vào dây curoa khi phụ mẹ xay nước đá
- Bệnh lý da liễu mùa hè bé dễ mắc phải và biện pháp phòng ngừa.
- Trào ngược dạ dày, những nguyên nhân không thể bỏ qua
- Uống nước vối hằng ngày tốt cho bệnh nhân mỡ máu, gout
Tóc cuốn vào dây curoa khi phụ mẹ xay nước đá
Mới đây bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM vừa tiếp nhận một bệnh nhi bị thương lóc da đầu, lộ xương khi vô tình để tóc dài vướng vào dây curoa khi phụ mẹ xay nước đá.
Bé gái tên A, 11 tuổi, để tóc dài khoảng 50cm, trong lúc vô ý mái tóc đã bị quấn vào dây curoa máy xay nước đá, khiến vùng da đầu bị lóc ra khỏi xương sọ, kích thước khoảng 15x20cm, miếng da đầu được người nhà bảo quản lạnh nhưng do thời gian lâu hơn 12 tiếng đồng hồ nên khi đến bệnh viện đã tím tái.
Tai nạn thương tâm cảnh báo việc phụ huynh nên hướng dẫn các bé gái để tóc dài cần cẩn thận và buộc tóc gọn gàng khi sử dụng máy xay, quạt máy, xe đạp, xe máy, các dụng quay…, để tránh những việc đáng tiếc xảy ra.
Bệnh lý da liễu mùa hè bé dễ mắc phải và biện pháp phòng ngừa.
Mùa hè đến là điều kiện thuận lợi cho những bệnh da liễu dễ phát triển, nhất là với trẻ em, là lứa tuổi chưa biết tự chăm sóc bản thân, thì những bệnh lý về da rất dễ xuất hiện, cùng chúng tôi điểm qua một số chứng bệnh da liễu mùa hè cùng những biện pháp để phòng tránh:
Viêm nang lông: đây là tình trạng viêm nhiễm ở phần nông của nang lông, gây ngứa, sần, mụn mủ, bong tróc da go gãi, bệnh thường kéo dài dai dẳng, hay tái phát khi môi trường ô nhiễm, nóng ẩm.
Mụn trứng cá: thời tiết nóng làm da tăng tiết mồ hôi và bã nhờn, là điều kiện để vi khuẩn hoạt động và xâm nhập vào lớp biểu bì, gây mụn trứng cá, tình trạng này càng nghiêm trọng ở những trẻ đang đến tuổi dậy thì.
Rôm xảy: thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, là những nốt mẩn đỏ, mụn nước trong, có khi có mủ, thường xuất hiện ở ngực, lưng, trán, mặt, cổ… những chỗ đổ nhiều mồ hôi
Nấm da: thường xuất hiện da vệ sinh không tốt, thời tiết nóng ẩm mà tạo thành
Nấm kẽ: là loại nấm da biểu hiện tổn thương ở các kẽ như: bẹn, khoeo chân, kẽ ngón chân, kẽ ngón tay, kẽ tai…của trẻ
Để phòng tránh những bệnh lý trên, điều quan trọng là cần giữ gìn vệ sinh cho trẻ nhỏ, tắm rửa, lau chùi và thay quần áo cho trẻ thường xuyên, nhất là những trẻ hiếu động, hay vận động nhiều.
Bảo vệ da cho trẻ khi ra ngoài, có những biện pháp che đậy như đội mũ, mặc quần áo che phủ tay chân…
Quần áo của trẻ nên chọn loại những loại vải thấm hút tốt và thoáng khí như cotton, lụa, drytech, vải rayon.
Thường xuyên cho trẻ uống nước, để cơ thể trẻ được bù nước kịp thời.
Bổ sung những loại thực phẩm giải nhiệt, giải độc gan, cho trẻ ăn nhiều rau củ quả thanh mát.
Trào ngược dạ dày, những nguyên nhân không thể bỏ qua
Chúng ta không còn xa lạ gì với hiện tượng trào ngược dạ dày, đây là căn bệnh hiện đại mà nhiều người mắc phải.
Trào ngược dạ dày là hiện tượng axit dạ dày bị đẩy ngược trở lại lên thực quản gây ra ợ nóng. Cùng điểm mặt một số nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng này:
Nằm ngay sau khi ăn: axit dạ dày sẽ có xu hướng tiết ra nhiều hơn khi bạn nằm, dẫn đến việc di chuyển ngược lại thực quản.
Ăn đêm: Cũng như việc nằm ngay sau khi ăn, việc ăn đêm sẽ khiến chúng ta đi ngủ trong tình trạng dạ dày đầy axit chưa kịp tiêu hoá hết thức ăn, dẫn đến hiện tượng axit bị đẩy ngược lên thực quản.
Ăn cay: đồ ăn sẽ kích thích dạ dày sản xuất nhiều axit hơn, điều này thường là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến trào ngược dạ dày.
Những thứ có chất kích thích như trà, cà phê, rượu, thuốc lá, một số loại quả có múi, socola…, cũng có thể gây trào ngược. Nguyên nhân là vì nó làm cơ bắp dạ dày và đường ống trong thực quản làm việc kém hiệu quả, không thể ngăn chặn dòng axit từ thực quản lên dạ dày, gây trào ngược dạ dày.
Dùng các loại thuốc như giảm đau, thuốc huyết áp thường có xu hướng tạo nhiều axit dạ dày hơn. Còn những thực phẩm nhiều chất béo như đồ chiên, bơ, dầu mỡ cũng dễ gây ra chứng trào ngược.
Biết được những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thì chúng ta nên có chế độ điều chỉnh thích hợp trong sinh hoạt cũng như khẩu phần ăn uống, vì đây là hiện tượng dễ tái đi tái lại, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta.
Uống nước vối hằng ngày tốt cho bệnh nhân mỡ máu, gout
Uống nước vối là tập quán dân gian được nhiều người duy trì xưa nay, nước vối có vị đặc trưng, thanh ngọt ở cổ, dễ uống, bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy việc uống nước vối là “lợi trăm bề”, nhất là đối với bệnh nhân mỡ máu và gout, cũng như có lợi đối với nhiều chứng bệnh khác.
Viện đông y nghiên cứu thấy rằng trong lá và nụ vối có tác dụng kháng sinh đối với nhiễm trùng khuẩn, hay những vi khuẩn có hại khác mà không gây độc cho cơ thể. Uống nước vối sẽ giúp tiêu hoá thức ăn, nhất là thức ăn nhiều dầu mỡ, giảm chất béo, đánh tan các chất uric ứ đọng trong khớp, hỗ trợ cho bệnh nhân gout một cách hiệu quả.
Theo kết quả nghiên cứu của viện dinh dưỡng quốc gia và Đại học phụ nữ Nhật Bản, uống nước vối trong thường xuyên và lâu dài sẽ giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, phòng ngừa các biến chứng tiểu đường.
Trong hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng da, nước vối cũng khởi được tác dụng rất tốt, chỉ cần dùng lá vối tươi nấu thành nước uống, hoặc nụ vối hãm như trà để uống, đều mang lại hiệu quả.
Đặc biệt dùng lá vối nấu nước tắm có thể trị các bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt, dùng để gội đầu có thể chữa chốc lở rất hiệu nghiệm.