Chuyên gia chính trị Nga lo ngại chuyến đi của ông Putin sang đất Thổ lành ít dữ nhiều, tính đến khả năng một cuộc khủng bố có thể xảy ra.
Người Nga lo ngại ông Putin bị tấn công nếu đến Thổ Nhĩ Kỳ
Theo thông tin từ phía Văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ phát đi ngày 2/8, nói rằng tổng thống nước này là ông Recep Tayyip Erdogan và Tổng thống Nga Putin đã điện đàm và đạt được thỏa thuận về chuyến thăm của ông Putin tới nước này. Dù vậy, chi tiết chuyến thăm của ông Putin chưa được tiết lộ.
Về việc này, tờ Pravda dẫn lời nhà khoa học chính trị Sergei Markov nói rằng những nguy hiểm có thể rình rập ông Vladimir Putin khi đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhà khoa học chính trị này tin rằng tổng thống Nga cần tránh đến Thổ Nhĩ Kỳ, vì nó không an toàn. Ông lưu ý rằng mối đe dọa không đến từ Thổ Nhĩ Kỳ, mà từ Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Chuyên gia chính trị này nhắc lại rằng dẫu sao Istanbul cũng là một thành viên của Liên minh Bắc Đại Tây Dương.
“Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã được người Mỹ huấn luyện trong nhiều thập kỷ.
Người Mỹ và người Anh coi thường Putin và rõ ràng họ sẵn sàng tổ chức một cuộc tấn công khủng bố chống lại ông ấy nếu có cơ hội.
Ở Thổ Nhĩ Kỳ, họ có cơ hội như vậy nhiều hơn ở Trung Quốc hay Kazakhstan. Họ không nên có cơ hội đưa thế giới đến bờ vực của một thảm họa hạt nhân”, ông Markov đưa ra cảnh báo.
Được biết rằng, mối quan tâm chính của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan khi gặp Putin sẽ là các thỏa thuận ngũ cốc có lợi cho Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, trong cuộc điện đàm hôm 2/8, tổng thống Putin vẫn giữ quan điểm không nhượng bộ Erdogan khi cho rằng các bên sẽ quay lại thỏa thuận ngũ cốc theo điều kiện của Nga.
Cụ thể, điện Kremlin cho biết rằng: Tổng thống Putin đã vạch ra lập trường nguyên tắc của Nga liên quan đến việc chấm dứt các thỏa thuận trọn gói về xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine từ các cảng Biển Đen và việc bỏ chặn nguồn cung cấp thực phẩm và phân bón của Nga.
Cần lưu ý rằng trong trường hợp không có tiến triển trong việc thực hiện phần của Nga trong thỏa thuận ngũ cốc, phần mở rộng tiếp theo của nó đã mất đi ý nghĩa. Chúng tôi tái khẳng định sẵn sàng quay trở lại các thỏa thuận Istanbul ngay khi phương Tây thực sự hoàn thành mọi nghĩa vụ đối với Nga được ghi trong đó”.
Ukraina quay lưng với chiến thuật phương Tây
Thực tế tệ hại trên chiến trường đã khiến các binh sĩ Ukraine chủ động từ bỏ chiến thuật mà các Huấn luyện viên phương Tây yêu cầu họ thực hiện kể từ khi bắt đầu cuộc phản công. Điều này đã được tờ báo phương Tây The New York Times thừa nhận trong bài viết đăng ngày 2/8.
Bài báo này viết rằng: “Vài tuần đầu tiên của cuộc phản công được chờ đợi từ lâu của Ukraine đã không thuận lợi với quân đội Ukraine được huấn luyện và trang bị bởi Hoa Kỳ và các đồng minh.
Được trang bị vũ khí tiên tiến của Mỹ và được tuyên truyền là quân tiên phong của một cuộc tấn công lớn, nhưng đội quân đã sa lầy trong các bãi mìn dày đặc của Nga dưới hỏa lực liên tục từ pháo binh và trực thăng. Các đơn vị bị lạc nhau. Một số đơn vị đã trì hoãn cuộc tấn công vào ban đêm cho đến rạng sáng, mất đi lợi thế. Một số khác tệ đến mức các chỉ huy phải rút cả đơn vị ra khỏi chiến trường hoàn toàn”.
Bài viết dẫn lời các quan chức Mỹ và các nhà phân tích độc lập cho biết, giờ đây, các lữ đoàn Ukraine do phương Tây đào tạo đang cố gắng xoay chuyển tình thế. Các chỉ huy quân đội Ukraine đã thay đổi chiến thuật, tập trung vào việc tiêu diệt lực lượng Nga bằng pháo binh và tên lửa tầm xa thay vì lao vào các bãi mìn dưới làn đạn. Kết quả là, cho dù quân đội Ukraine đã chiếm lại một vài ngôi làng, nhưng họ vẫn chưa đạt được những thành tựu đáng kể tại các thành phố quan trọng chiến lược Kherson và Kharkiv vào mùa thu năm ngoái.
Tờ The New York Times đưa ra nhận xét rằng: “Quá trình huấn luyện phức tạp trong các cuộc diễn tập của phương Tây đã mang lại cho người Ukraine rất ít sự an ủi khi đối mặt với hàng loạt đợt pháo kích của Nga”.
Hơn thế nữa, việc quyết định thay đổi chiến thuật của Ukraine là một tín hiệu rõ ràng cho thấy hy vọng của NATO về những bước tiến lớn do các đội quân Ukraine được trang bị vũ khí mới, huấn luyện mới và tiêm kích đạn pháo đã không thành hiện thực, ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại.
“Nó đặt ra câu hỏi về chất lượng đào tạo mà người Ukraine nhận được từ phương Tây và về việc liệu vũ khí trị giá hàng chục tỷ đô la, bao gồm gần 44 tỷ đô la từ chính quyền Biden, có thành công trong việc biến quân đội Ukraine thành lực lượng chiến đấu tiêu chuẩn NATO”.
Còn nhớ rằng, từ trước khi bắt đầu cuộc phản công mới, các quan chức chính quyền Biden đã nói về niềm về hy vọng chín lữ đoàn do phương Tây đào tạo, gồm khoảng 36.000 quân, sẽ cho thấy rằng cách chiến tranh của Mỹ vượt trội hơn so với cách tiếp cận của người Nga. Trong khi người Nga có cơ cấu chỉ huy tập trung nguyên tắc, thì người Mỹ đã dạy người Ukraine trao quyền cho các binh sĩ cấp cao đưa ra quyết định chóng vánh trên chiến trường và triển khai các chiến thuật vũ trang kết hợp – các cuộc tấn công đồng bộ của lực lượng bộ binh, thiết giáp và pháo binh.
Các quan chức phương Tây rất ủng hộ cách tiếp cận này, với hy vọng nó hiệu quả hơn so với chiến lược tốn kém là tiêu hao lực lượng Nga, vốn có nguy cơ làm cạn kiệt kho vũ khí của Ukraine. Tuy nhiên, những gì họ mong muốn đã ngược lại.
The New York Times dẫn lời các quan chức Mỹ và châu Âu cho biết, trong hai tuần đầu tiên của cuộc phản công, có tới 20% vũ khí Ukraine gửi đến chiến trường đã bị phá hủy; trong đó có rất nhiều xe tăng và xe bọc thép vừa được phương Tây gửi đến. Còn con số thiệt hại về người cũng khủng khiếp. Con số phía Nga đưa ra ước tính trong 4 tuần đã có 26.000 quân nhân Ukraine cũng như một số lượng lớn các tay súng nước ngoài bị thiệt mạng.
Câu hỏi đặt ra là, với việc thay đổi chiến thuật, liệu Ukraine sẽ tạo được sự chuyển biến gì trên chiến trường? Câu trả lời, từ những nhà quan sát phương Tây là rất dè dặt, nếu như không muốn nói là bi quan. Bởi theo The New York Times, Tổng thống Nga Vladimir V. Putin ngày càng phát đi tín hiệu rằng chiến lược của ông là chờ đợi Ukraine cùng các đồng minh dấn sâu vào cuộc chiến tiêu hao và Nga giành chiến thắng bằng cách làm họ kiệt sức. Các quan chức Mỹ lo ngại rằng việc Ukraine quay trở lại chiến thuật cũ có nguy cơ sẽ chạy đua với nguồn cung cấp đạn dược quý giá, có thể rơi vào tay ông Putin và gây bất lợi cho Ukraine trong một cuộc chiến cần đến sức bền.
Đồng quan điểm, Gian Luca Capovin và Alexander Stronell, các nhà phân tích của công ty tình báo an ninh Janes của Anh, nói rằng chiến lược tấn công đơn vị nhỏ của Kiev “rất có khả năng dẫn đến thương vong hàng loạt, tổn thất thiết bị và lợi ích lãnh thổ tối thiểu” cho Ukraine.
Ngoài ra, còn một lý do nữa, là dù có thay đổi chiến thuật theo cách nào, thì Ukraine cũng khó có thể thay đổi trong một sớm một chiều về một yếu tố quan trọng trong cuộc chiến. Đó chính là yếu tố tinh thần – một vấn đề nghiêm trọng mà binh sĩ nước này đang gặp phải. Cụ thể, hôm thứ Tư vừa qua, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố một đoạn video ghi lại cảnh các quân nhân Ukraine được huy động nói về những gì đang xảy ra trong hàng ngũ Lực lượng Vũ trang Ukraine.
Những tù binh này nói rằng, họ trải qua những cuộc kiểm tra y tế hư cấu. “Tôi không vượt qua cuộc kiểm tra y tế, họ nói ngay rằng tôi khỏe mạnh”. Sau khóa huấn luyện sơ sài, những người lính này ra tuyến đầu và chứng kiến những tổn thất to lớn trên mặt trận với các đồng đội của họ.
“Chúng tôi có 100 người, và còn lại chưa đến một nửa. Điều gì còn có thể gọi là tinh thần chiến đấu hoặc tinh thần sau đó”, một quân nhân bị bắt của Lực lượng Vũ trang Ukraine nói.
Trước ống kính, họ nói thêm rằng: “Tôi muốn người dân của chúng tôi hạ vũ khí và ngừng chiến đấu”.