Mỹ tiếp tục viện trợ 2 tỷ USD cho Ukraine, thông báo này vừa được Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ công bố, trong thời điểm tròn 1 năm kể từ khi xảy ra cuộc chiến ở Đông Âu.
Mỹ đã viện trợ Ukraine 46 tỷ USD
Ngày 23/2 (giờ Hoa Kỳ), Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan thông báo nước này sẽ viện trợ thêm 2 tỷ USD cho Ukraine.
Theo ông Jake Sullivan, Mỹ sẽ tiếp tục viện trợ những gì mà Ukraine ‘cần để thành công trên chiến trường’, nhưng ông không công bố chi tiết về các loại vũ khí dự kiến sẽ có trong gói viện trợ an ninh mới nhất.
Đến nay, Mỹ đã viện trợ cho Ukraine tổng cộng 46 tỷ USD dưới danh nghĩa an ninh, kinh tế, và nhân đạo
Ông Zelensky thừa nhận ‘nam nguy, đông khốn’
Tổng thống Ukraine thừa nhận cục diện chiến trường đang rất khó khăn với lực lượng nước này. Ông Zelensky viết trên Telegram hôm 24/2 rằng hiện “mặt trận phía đông – rất khó khăn. Đau đớn. Nhưng chúng tôi đang làm tất cả để chịu đựng”.
Tổng thống Ukraine tiếp tục thừa nhận: “Đối với miền nam, tình hình ở một số nơi khá nguy hiểm nhưng quân đội của chúng tôi có phương tiện để đáp trả đối phương”. Hiện các lực lượng thân Nga tiếp tục pháo kích thành phố Kherson ở miền nam, khiến 40.000 người bị cắt nguồn nhiệt sưởi ấm.
Một câu hỏi đặt ra là tại sao ông Zelensky lại chủ động đề cập đến tình trạng bị quan trên các chiến trường? Đó có thể là cách tổng thống này gia tăng sự hối thúc cho phương Tây phải chuyển thêm vũ khí và chiến đấu cơ. Nhưng đây cũng có thể là một bước đệm cho việc Kiev công khai thực tế đã để mất một số chiến địa từng được coi là trọng yếu, như thành phố Bakhumut ở phía Đông (Xem thêm).
Ông Putin từng tặng ông Biden món quà 12.000 USD
Khá hài hước khi tròn 1 năm cuộc chiến Nga – Ukraine xảy ra, kéo theo sự liên đới chặt chẽ của Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 23/2 lại công bố danh sách những món quà Tổng thống Joe Biden nhận từ các lãnh đạo thế giới trong năm 2021. Trong hàng chục món quà, thứ trị giá cao nhất ông Biden nhận được lại đến từ Tổng thống Putin.
Cụ thể, Tổng thống Nga Vladimir Putin tặng ông chủ Nhà Trắng một “hộp đồ dùng làm việc bằng sơn mài Kholuy và bút” trị giá 12.000 USD khi hai người gặp thượng đỉnh ở Geneva, Thụy Sĩ, tháng 6/2021. Đáp lễ, ông Biden tặng ông Putin một cặp kính phi công và một mô hình lưu niệm bò Bison Mỹ.
Tuy vậy mối quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo này đi xuống từ tháng 2/2022, khi Moskva mở chiến dịch quân sự đánh vào Ukraine. Từ đó, việc quà cáp qua lại giữa hai bên đã thành thứ xa xỉ.
Phán quyết: Lệnh cấm của Nga đối với các tài liệu Pháp Luân Công là bất hợp pháp
Ngày 30/1, Tòa án Nhân quyền Âu Châu (ECHR) đã ra phán quyết rằng lệnh cấm của Nga đối với các tài liệu liên quan đến môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công là bất hợp pháp.
Lệnh cấm của Nga được ban hành hồi tháng 08/2008 vào thời điểm diễn ra Thế vận hội mùa hè Bắc Kinh. Một tòa án địa hạt ở Krasnodar phía tây nam nước Nga đã chỉ định một số tài liệu liên quan đến môn tu luyện này là — sách “Chuyển Pháp Luân”; hai cuốn sách nhỏ giới thiệu về môn tu luyện và quảng bá một cuộc biểu tình đốt đuốc Thế vận hội trên toàn thế giới nhằm nêu bật những vi phạm nhân quyền của Bắc Kinh nhắm vào tín ngưỡng này; cũng như một báo cáo điều tra về nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức do nhà nước lãnh đạo của chính quyền Trung Quốc gây ra — là “cực đoan.”
“‘Lệnh cấm của Nga đối với việc xuất bản và phổ biến các tài liệu Pháp Luân Công “tương đồng với ‘sự can thiệp của một cơ quan công quyền’ đối với quyền tự do ngôn luận của những người nộp đơn,”’ ECHR phán quyết.
Theo The Epoch Times, ông Levi Browde, giám đốc điều hành của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, đã hoan nghênh quyết định của tòa án Âu Châu, đồng thời cho biết thêm ông hy vọng điều đó sẽ “nhắc nhở chính quyền Nga rằng việc hợp tác với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ không bao giờ mang lại kết quả tốt.”
Ông nói thêm, “Tuy nhiên, chúng tôi nhìn nhận Moscow không phải là Đảng Cộng sản Trung Quốc và vẫn nghĩ rằng chính quyền Nga có thể đi đúng hướng và không làm theo mệnh lệnh của ĐCSTQ trong việc đàn áp tự do tôn giáo.”