Sau vụ việc Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về việc tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc tấn công, Viện trưởng viện Viện Nghiên cứu Nam Hải Quốc gia của Trung Quốc đã có những bình luận khiêu khích trong bài viết có tiêu đề “Liệu Việt Nam có nên suy nghĩ kỹ trước khi nộp đơn kiện về Nam Hải ?”
- Tàu cá ở Thanh Hóa bị đâm chìm, 1 người chết, 4 người mất tích
- Cập nhật sáng 14/6: Phản đối tàu hải cảnh Trung Quốc đâm, cướp phá tàu cá Việt Nam
- Cập nhật sáng 16/6: 7.300 người mắc sốt xuất huyết ở TP.HCM; Tỷ phú Trung Quốc bị khống chế 12 tiếng trong biệt thự
Như chúng tôi đã đưa tin trong bài “Ép thuyền trưởng tàu cá Việt Nam lăn tay, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm nhiều hải sản và ngư cụ”
Bộ Ngoại giao Việt Nam và cơ quan chức năng công bố vào ngày 14/06 về vụ tàu sắt Trung Quốc tấn công, khống chế rồi lấy đi tài sản của một tàu cá Việt Nam gần Hoàng Sa. Cụ thể là tàu sắt 4006 của Trung Quốc tông nhiều lần làm tàu cá QNg 96416 hư hỏng, lật nghiêng khiến cho 16 ngư dân cùng nhiều vật dụng trên tàu cá Việt Nam rơi xuống biển, tàu bị nước tràn vào, có nguy cơ chìm.
Trước đó vào ngày 13/06, Hội Nghề cá Việt Nam đã có văn bản phản đối hành động vô nhân đạo của hải cảnh Trung Quốc đã gây nguy hiểm đến tính mạng và thiệt hại tài sản của ngư dân Việt Nam khi đang khai thác trên vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Hai ngày sau vụ tàu cá Việt Nam bị tàu Hải cảnh Trung Quốc đâm, tiến sĩ (Ts) Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải Quốc gia của Trung Quốc đã có những bình luận khiêu khích trong trong bài viết có tiêu đề “Liệu Việt Nam có nên suy nghĩ kỹ trước khi nộp đơn kiện về Nam Hải ?” (Trung Quốc gọi Biển Đông là Nam Hải).
Ts Tồn cho rằng nếu Việt Nam khởi kiện, Việt Nam sẽ làm giống như Philippines vào tháng 7/2016. Kết quả là khi xem xét đơn kiện của Manila chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông, tòa trọng tài quốc tế đã ra phán quyết phủ nhận bản đồ 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông nhưng Trung Quốc phản đối phán quyết này và có những lời lẽ gây sốc, được giới chuyên gia nhận định là có một không hai.
Ts Ngô Sĩ Tồn cho rằng có 4 lý do khiến Việt Nam muốn khởi kiện Trung Quốc, đó là:
- Thứ nhất, Việt Nam muốn bảo vệ các đảo và rạn san hô ở Trường Sa, điều này sẽ làm suy yếu chủ quyền lãnh thổ và yêu sách về các quyền hàng hải của Trung Quốc.
- Thứ hai, Việt Nam cho rằng việc phân xử thông qua tòa trọng tài như vậy sẽ tạo cơ sở chống lại các hành động của Trung Quốc và tạo cơ sở kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.
- Thứ ba, Việt Nam có thể cố tình làm xấu đi hình ảnh Trung Quốc, khiến Trung Quốc sẽ bị coi là nước “bắt nạt” những nước yếu hơn và không tôn trọng luật pháp quốc tế, điều này đưa Trung Quốc vào tình thế bất lợi. Cách này phù hợp với cách tiếp cận chiến lược của Hoa Kỳ trong việc kiềm chế Trung Quốc.
- Thứ tư, có khả năng là Việt Nam hy vọng kết quả từ phân xử của tòa trọng tài sẽ trì hoãn các cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC), mở ra nhiều cơ hội để Việt Nam tối đa hóa lợi ích của Việt Nam trong khu vực.
Tuy nhiên, ông này cho rằng nếu Việt Nam cố tình khởi kiện Trung Quốc, đây là việc làm “không khôn ngoan” và Việt Nam “sẽ phải trả giá”. TQ sẽ cứng rắn ở Trường Sa, Bãi Tư Chính, Ts Tồn đã viết: “Nếu Việt Nam liều lĩnh dám nộp đơn kiện ra tòa trọng tài, tôi tin rằng Trung Quốc sẽ không ngồi yên”.
Ông này cũng đưa đưa ra một loạt động thái mà Trung Quốc có thể dùng để đáp trả, đó là
- Thứ nhất, Trung Quốc sẽ công bố đường cơ sở thể hiện lãnh hải của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Nam Sa.
- Thứ hai, Trung Quốc có thể tiến hành áp dụng các trấn áp mạnh hơn đối với việc ngư dân Việt Nam đánh bắt cá mà hiện Bắc Kinh đang gọi là “bất hợp pháp” tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc đặt tên là Tây Sa.
- Thứ ba, Trung Quốc “có thể kìm hãm và chặn đứng” quá trình quân sự hóa của Việt Nam trên các đảo và các rạn san hô hiện nằm trong tay Việt Nam bằng cách “chặn đường và xua đuổi tàu Việt Nam đi vào vùng biển tranh chấp”, “làm đứt nguồn cung cấp hậu cần cho binh sĩ Việt Nam đồn trú trên các đảo và rạn san hô”, “Các biện pháp quản lý và kiểm soát hơn thế nữa sẽ được thực hiện nếu cần”.
- Cuối cùng, vị Viện trưởng của Trung Quốc nói nước của ông ta có thể khởi sự thăm dò dầu khí trong Bãi Tư Chính. “Nếu Việt Nam nộp đơn khởi kiện, Trung Quốc có thể nhân cơ hội này đi trực tiếp vào Bãi Tư Chính mà không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào để khởi động việc thăm dò dầu khí …
Ông nhận định rằng hoạt động thăm dò dầu khí ở vùng biển Nam Sa (Hoàng Sa) này sẽ là một bước đột phá đối với Trung Quốc,
Kết luận bài viết, vị Viện trưởng họ Ngô khẳng định rằng nếu Việt Nam chọn con đường kiện tụng, Việt Nam sẽ phải chứng kiến tình “đồng chí tốt” bị suy yếu và đối tác Việt Nam sẽ phải “trả giá đắt” từ những biện pháp trả đũa từ phía ĐCSTQ.
Cuối cùng Ts Ngô Sĩ Tồn nhấn mạnh: “Việt Nam nên nghĩ kỹ trước khi nộp đơn kiện”.
Trong thể chế độc tài ở Trung Quốc, quyền lãnh đạo tập trung duy nhất vào ĐCSTQ, quan điểm của một viện trưởng như Ts Ngô Sĩ Tồn không thể có sự khác biệt với quan điểm của đương quyền Trung Quốc.