Hơn 600 sĩ quan cảnh sát Myanmar đã tham gia vào phong trào bất tuân dân sự (CDM) nhằm phản đối cuộc đảo chính diễn ra vào tháng trước ở nước này.
- Dùng ‘Công nghệ nhận dạng cảm xúc’ để bắt bớ: Bước kiểm soát đáng sợ của ĐCSTQ
- Truyền hình Hàn Quốc đưa tin Nguyễn Ngọc Mạnh cứu bé gái ở tầng 12A là ‘một câu chuyện như phim’
- Điểm tin 6/3: Ông Pompeo kêu gọi tẩy chay Olympic Bắc Kinh; Việt Nam có thêm 7 ca Covid-19
Theo hãng tin Irrawaddy, hơn 600 cảnh sát Myanmar đã từ chức và tham gia biểu tình phản đối đảo chính. Tính đến ngày 4/3, có hơn 500 cảnh sát đã đi biểu tình, và có thêm 100 người khác tham gia vào phong trào này hôm 5/3.
Số cảnh sát từ chức tăng mạnh kể từ sau cuộc đảo chính ngày 1/2. Những người từ bỏ chức vụ tham gia biểu tình, phản đối chính quyền quân đội đến từ nhiều lực lượng, gồm cục điều tra hình sự, cục đặc nhiệm, cảnh sát an ninh và cảnh sát an ninh du lịch.
Một cảnh sát ở Naypyitaw cho biết, việc thiếu tá lực lượng đặc nhiệm Tin Min Tun tham gia vào phong trào biểu tình đã có ảnh hưởng lớn đến các sĩ quan khác. Ông Tin Min Tun viết trên Facebook: “Tôi không còn muốn phục vụ dưới chính quyền quân sự nữa”. Ông bày tỏ sự tôn trọng đối với những người trẻ tuổi dẫn đầu phong trào chống lại chế độ.
Một sĩ quan cấp cao nói với Irrawaddy rằng: “Vẫn chưa có lệnh hành động chống lại cảnh sát tham gia CDM. Các chỉ huy chỉ yêu cầu đưa họ trở lại, nói họ quay trở lại nhiệm vụ và giải quyết vấn đề”. Theo nguồn tin từ cảnh sát, đến nay không có sĩ quan nào tham gia CDM quay trở lại làm việc và không có ai bị giam giữ.
Cảnh sát tham gia CDM cho biết, họ sẽ chỉ chấp nhận một chính phủ được dân bầu. Một số đơn từ chức của cảnh sát nói rằng họ không muốn thực hiện mệnh lệnh của hội đồng quân sự và từ chức để đứng về phía người dân.
Theo quan chức ở Naypyitaw, phần lớn các sĩ quan tham gia CDM đã nộp đơn từ chức, trong khi một số chỉ thông báo với cấp trên rằng họ đang tham gia phong trào này.
Đến nay, quân đội Myanmar đã bắt giữ hơn 1.500 người, bao gồm các nhà lãnh đạo dân sự, nghị sĩ, các nhà hoạt động, người biểu tình, thành viên ủy ban bầu cử, cũng như đình chỉ công việc của các nhân viên công chức liên quan tới biểu tình. Gần 60 người đã thiệt mạng trong các vụ đụng độ giữa lực lượng chức năng Myanmar và người biểu tình.
Vào ngày 2/3, một người dân Myanmar đã nhặt được một vỏ đạn hơi cay tại hiện trường một cuộc biểu tình ở thị trấn Sanchaung, thành phố Yangon. Điểm đáng lưu ý là trên vỏ đạn có phần chữ hướng dẫn là những chữ tiếng Trung giản thể. Vụ việc này khiến nhiều người Myanmar một lần nữa lên án ĐCSTQ và yêu cầu họ “ ‘cút’ khỏi Myanmar”.