Site icon Tin360

Patriot có thể thay đổi được cục diện đang bất lợi cho Ukraine?

Tổng thống Ukraine Zelensky (ảnh chụp màn hình Reuters).

Giả dụ người Nga tung ra cùng lúc 50 đến 100 UAV giá rẻ để tấn công hạ tầng cơ sở năng lượng của Ukraine như đã từng thực hiện trong những tuần vừa qua, thì liệu Ukraine sẽ cần bao nhiêu quả tên lửa 3 triệu đô la để bắn rơi những chiếc UAV 10.000 đô la này? 

Mặc dù hình ảnh SENTINEL-1 tại Ukraine có thể sẽ bị kiểm duyệt nhưng người Nga không cần phải sử dụng những hình ảnh đó. Bởi quân đội Nga có các hệ thống vệ tinh SAR của riêng mình: 

Đó chính là Hệ thống vệ tinh trinh sát ảnh ra đa khẩu độ tổng hợp Kondor 14F133. Hệ thống vệ tinh trinh sát ảnh này được phục hồi nghiên cứu phát triển từ năm 2001, dựa trên cơ sở dự án hệ thống vệ tinh trinh sát đa phương thức dưới thời Liên Xô.

Hệ thống gồm các vệ tinh trinh sát ảnh ra đa, vệ tinh trinh sát ảnh hồng ngoại và ảnh thường. Nó đã được triển khai trên quỹ đạo đồng bộ Mặt Trời ở độ cao 500 km kể từ ngày 27/6/2013.

Vệ tinh này có nhiệm vụ lập ảnh địa hình lập thể số hoá trong mọi điều kiện thời tiết, nhất là khi địa hình chiến trường bị mây bao phủ làm vô hiệu các vệ tinh trinh sát quang ảnh như Persona và Bars-M.

Vệ tinh này được trang bị ra đa vô tuyến sử dụng ăng ten parabol đường kính tâm 7 m, băng sóng S (9,5 cm), độ phủ quét dải rộng từ 20 km tới 160 km cho độ phân giải vật thể từ 5 m tới 20 m, quét dải hẹp từ 10 km tới 20 km cho độ phân giải vật thể từ 1 m tới 2 m.

Toàn bộ dữ liệu ảnh ra đa do vệ tinh thu được, sẽ được mã hoá và truyền về trạm thu mặt đất qua kênh truyền dữ liệu vô tuyến.

Trong đòn đánh tên lửa hành trình Kalibr-NK từ các chiến hạm của Hải đội biển Caspi xuống các mục tiêu IS diễn ra vào ngày 7/10/2015 trên chiến trường Syria, hệ thống vệ tinh Kondor đã đóng góp công chính. Vì vậy, Kondor được cho là có khả năng phát hiện dễ dàng các bệ phóng tên lửa Patriot đặt tại Ukraine.

Người Nga cũng sở hữu công nghệ vượt trội để xử lý dữ liệu SAR, tìm kiếm các giao điểm ‘nhiễu’, lập trình tọa độ cho một số máy bay không người lái tự sát và gửi chúng đi. Tất cả quy trình này sẽ mất không quá một giờ và được tổ hợp tấn công trinh sát của Nga thiết kế để thực thi nhiệm vụ.

Giờ chúng ta hãy làm một phép tính:

Một hệ thống tên lửa Patriot trị giá tới 1,2 tỷ đô la, trong đó radar là thiết bị khiến Patriot trở nên đắt đỏ. Mỗi quả tên lửa của hệ thống phòng thủ này có giá khoảng 3 triệu USD. Máy bay không người lái tự sát của Nga có thể có giá 10.000 đô la mỗi chiếc. 

Tờ Business Insider từng hé lộ một câu chuyện thú vị vào năm 2017, khi trong một cuộc họp của Hiệp hội Quân đội Hoa Kỳ, Tướng David Perkins, chỉ huy của Bộ Tư lệnh Học thuyết và Huấn luyện Quân đội Mỹ  đã nêu bật tính năng tuyệt vời của hệ thống phòng thủ Patriot nhưng mang một hàm ý sâu xa khác như sau: 

“… Chúng tôi có một đồng minh rất thân cận đang đối phó với một kẻ thù đang sử dụng các [thiết bị bay] UAS nhỏ, bốn cánh quạt, và họ đã bắn hạ nó bằng một tên lửa Patriot. Bây giờ điều đó đã thành công”

“Chiếc thiết bị bay trị giá 200 đô la của hãng Amazon.com đó không thể đương đầu trước hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot”. 

Tất nhiên, hàm ý của tướng Mỹ ở đây không phải là ca ngợi tính năng của Patriot, mà ông muốn chất vấn khía cạnh kinh tế của việc dùng tên lửa Patriot có giá dao động khoảng 3 triệu USD một quả chỉ để bắn rơi một thiết bị bay cỡ nhỏ có giá chỉ 200 USD.

Trong trường hợp này, tướng Perkins cho rằng nếu ông là đối thủ của nước đồng minh nói trên, ông sẽ ngay lập tức đặt hàng càng nhiều càng tốt các thiết bị bay giá rẻ 200 USD/chiếc là đã đủ làm cạn kiệt kho tên lửa Patriot của đối phương.

Quay trở lại bối cảnh hiện tại, giả dụ người Nga tung ra cùng lúc 50 đến 100 UAV giá rẻ để tấn công hạ tầng cơ sở năng lượng của Ukraine như đã từng thực hiện trong những tuần vừa qua, thì liệu Ukraine sẽ cần bao nhiêu quả tên lửa 3 triệu đô la để bắn rơi những chiếc UAV 10.000 đô la này? 

Hơn nữa, Ukraine sẽ phải cần bao nhiêu khẩu Patriot để đối phó với các cuộc tấn công diễn ra hằng ngày nếu người Nga gia tăng cường độ oanh kích? 

Cần lưu ý là, các lực lượng Nga vượt trội về công nghệ, nhân sự và hỏa lực. Vì vậy xét trên cơ điểm thực tế, Ukraine không có cơ hội nào để thắng trong trận đấu này ngay cả khi sở hữu Patriot . Chính quyền Biden trước đó đã gửi hàng loạt pháo tự hành HIMARS, nhưng cục diện chiến trường hiện nay thế nào? 

Mỹ, NATO trong đó có nước Anh đã tích cực cử cả lính thủy đánh bộ thiện chiến cùng thiết bị không người lái tối tân trên biển, hay UAV lẫn thuốc nổ để phá hoại cầu Crimea hay tấn công căn cứ không quân của Nga, tất cả chỉ càng khiến Ukraine ngày càng bị tàn phá hơn nữa bởi các đòn trả đũa của Nga mà vẫn không thể thay đổi được cục diện chiến trường. 

Chính quyền Biden đã đổ hàng chục tỷ đô la tiền thuế của người dân vào hố đen Ukraine, đã đẩy Mỹ, NATO và EU nhanh chóng cạn kiệt kho vũ khí. Vậy kho vũ khí của người Nga trong suốt gần 10 tháng giao tranh hiện như thế nào? Không ai biết chính xác điều này, nhưng có một thực tế là, người Nga không hết vũ khí như tình báo Anh, Mỹ loan tin.

Có thể bạn quan tâm: