Site icon Tin360

Người đàn ông bị phù não và tử vong do một ngụm nước dừa

Bị viêm não do ngộ độc từ nước dừa hỏng (Ảnh: Internet)


Một người đàn ông 69 tuổi tại Đan Mạch đã tử vong sau khi uống nước dừa tươi. Sau khi uống nước dừa trong bếp, ông có triệu chứng bất thường và được đưa vào viện ngay sau đó nhưng không qua khỏi sau một ngày.

Tử vong do một ngụm nước dừa

Theo thông tin đăng trên tờ Emerging Infectious Diseases, người đàn ông này đã mua một quả dừa được gọt vỏ sẵn và để ngoài tủ lạnh trong một tháng. Sau khi uống một ngụm nhỏ, ông thấy vị nước dừa có mùi lạ. Khi bổ quả dừa ra thì phát hiện phần cùi dừa đã bị thối rữa nhầy nhụa nên ông lập tức vứt bỏ.

Chỉ ba giờ sau, ông bắt đầu xuất hiện triệu chứng như toát mồ hôi lạnh, khó chịu và buồn nôn. Khi xe cấp cứu đến, ông đã ở trong tình trạng choáng váng, lú lẫn và da tím tái. Đến bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán phù não nghiêm trọng.

Dù được điều trị tích cực, ông đã không qua khỏi và bị chết não sau 26 giờ nhập viện. Khám nghiệm tử thi cho thấy có nấm trong khí quản.

Người đàn ông không qua khỏi sau hơn một ngày (Ảnh minh hoạ: Internet)

Nguyên nhân

Ban đầu, ông được chẩn đoán nhiễm độc bongkrekic acid. Kết quả xét nghiệm sau đó xác định có nấm Arthrinium saccharicola trong quả dừa hỏng đó. Loài nấm này có thể sản sinh độc tố 3-nitropropionic acid, gây tổn thương não nghiêm trọng. Nó từng gây tử vong cho một số nạn nhân ở châu Phi và Trung Quốc.

Hiện chưa có thuốc giải độc chuyên biệt cho loại độc tố đặc biệt này. Việc điều trị chủ yếu tập trung vào kiểm soát triệu chứng và các biến chứng gây viêm não hoặc viêm màng não.

Dừa tươi đã sơ chế phải bảo quản đúng cách trong tủ lạnh và nên sử dụng sớm (Ảnh: Vietnamnet)

Lời khuyên từ bác sĩ và các chuyên gia

Bác sĩ Samuel Choudhury tại Singapore, cũng lên tiếng cảnh báo khi gặp trường hợp tương tự. Dừa đã gọt một phần vỏ phải được bảo quản trong tủ lạnh vì dễ bị nấm mốc tấn công. Chỉ có dừa nguyên vỏ mới có thể để ở nhiệt độ phòng. Dù một ngụm nước từ quả dừa bị hỏng cũng có thể dẫn đến ngộ độc và nguy hiểm tính mạng. 

Các chuyên gia an toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng chỉ nên sử dụng nước dừa từ quả tươi. Cần bảo quản đúng cách, tuyệt đối không sử dụng nếu thấy dấu hiệu bất thường về mùi hoặc màu sắc thay đổi.

Tuyệt đối không sử dụng nếu thấy dấu hiệu bất thường về mùi hoặc màu sắc thay đổi (Ảnh: Internet)

Lương Y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Phát triển Y dược Cổ truyền Việt Nam, cũng cho biết thêm về việc sử dụng nước dừa đúng cách. Mặc dù nước dừa tươi có vị ngọt, mát, giúp giải nhiệt và lợi tiểu. Tuy nhiên, chỉ nên uống khoảng 300-500ml mỗi ngày (1-2 quả). Uống quá nhiều có thể gây đầy bụng và các vấn đề về thận.

Uống nhiều nước dừa có thể gây đầy bụng hoặc khó chịu ở một số người. Nếu quá lạm dụng có thể khiến nồng độ kali trong máu trở nên quá cao. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về thận và tim mạch.

Uống nước dừa như thế nào cho tốt

Nước dừa rất bổ dưỡng nhưng chỉ nên sử dụng vừa phải. Kết hợp nước dừa với nước khoáng hoặc nước ép để bảo vệ sức khỏe. Hầu hết các bác sĩ tiết niệu khuyên bạn nên uống nước dừa xen kẽ mỗi ngày.

Tốc độ sản sinh vi khuẩn của nước dừa tương đối nhanh, khoảng chừng 20 phút. Do đó, chúng ta không nên uống khi nước dừa đã để bên ngoài quá 20 phút để tránh việc nước dừa thay đổi mùi vị, có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa đặc biệt ở trẻ.

Nước dừa là một loại đồ uống rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn chỉ uống với liều lượng vừa phải và uống đúng cách, đúng thời điểm thì mới đem lại hiệu quả tốt nhất. Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ và sử dụng một cách hiệu quả nhất.