Mục tiêu của Nga có thể là đẩy lực lượng Ukraine ra xa khu vực Donbass và giữ thảo nguyên ở phía đông sông Dnepr làm vùng đệm.
Thật vậy, tỉnh Dnipropetrovsk với thủ phủ Dnepropetrovsk là thành phố lớn thứ ba của Ukraine với dân số 1,1 triệu người, tọa lạc bên sông Dnepr rất giàu tài nguyên khoáng sản, chứa một lượng lớn quặng sắt, quặng mangan, quặng titan-zirconi, uranium, than antraxit, khí tự nhiên, dầu mỏ, than và cũng là trung tâm chính của ngành công nghiệp thép của Ukraine. Ngoài ra tỉnh Dnipropetrovsk cũng là một vùng trồng ngũ cốc, phát triển chăn nuôi và ngành công nghiệp sữa.
Mất Dnipropetrovsk sẽ là một đòn giáng mạnh vào chính quyền Tổng thống Zelensky. Về mặt chính trị, câu chuyện tô vẽ của Kyiv đang trở nên lố bịch, rằng Ukraine đang chiến thắng trong cuộc chiến và giấc mơ tái chiếm bán đảo Crimea… đã trở thành viển vông.
Do đó, vào thời điểm này, có khả năng xung đột ở Ukraine sẽ ngày càng leo thang khi chính quyền Biden và NATO không bao giờ chấp nhận chiến thắng của Nga, đã và đang tìm cách tăng cường cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Các nhà quan sát nhận định, giai đoạn sắp tới của cuộc xung đột tại Ukraine có khả sẽ đi theo một hướng rất khác so với dự đoán của tình báo Mỹ và Anh cũng như hầu hết các tướng lĩnh NATO.
Người Nga thực sự sẽ kiểm soát những vùng đất rộng lớn của Ukraine, nhưng không phải bằng cách chiếm đóng mà bằng cách giảm dân số ở đó. Lực lượng Nga sẽ tiến hành các bước di dời dân rồi tiến vào các đô thị, phá hủy nhiều cơ sở hạ tầng hơn rồi rời đi.
Kể từ đó, ý tưởng về một khu phi quân sự đã được đưa ra thảo luận. Việc chính quyền Joe Biden được cho là đang âm thầm trang bị tên lửa HIMARS mạnh nhất có tầm bắn lên tới 300 km cho Ukraine sẽ chỉ càng thúc đẩy Nga có động cơ phi quân sự hóa Ukraine nhiều hơn.
Khả năng cao Nga sẽ tiến tới một hiệp định đình chiến thay vì một hiệp ước hòa bình. Bởi Mỹ và NATO không bao giờ thừa nhận thực tế Nga đang chiến thắng, vì vậy Mỹ, NATO, EU và Ukraine không có khả năng thỏa thuận với Nga khi mọi nỗ lực hòa đàm dường như đã đổ vỡ trong vài tuần qua.
Vì vậy, giới quan sát cho rằng Nga có khả năng sẽ áp đặt một giải pháp. Điều đó có nghĩa là gì? Điều đó có nghĩa là nếu phương Tây không thể hoặc sẽ không đàm phán, thì Nga sẽ phải thực hiện một giải pháp tối đa. Đó là người Nga có thể tạo ra một vùng đệm để đạt được mục tiêu phi quân sự hóa Ukraine.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hồi tháng 7 từng cảnh báo rằng, yếu tố quân sự chứ không phải chính trị sẽ quyết định. Ông nói: “Tôi thấy không có lý do gì để đặt câu hỏi về những gì mà Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố vào ngày 24/22022” “Mục tiêu của chúng tôi vẫn giữ nguyên. Và họ sẽ được đáp ứng. Có một giải pháp cho vấn đề này. Quân đội biết điều này.”
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, bà Maria Zakharova cũng đã nhấn mạnh quan điểm cứng rắn trong cuộc họp giao ban hôm 24/11 như sau:
“Xin nhắc lại là, việc tăng cường cung cấp quân sự cho Kiev và trực tiếp kiểm soát các lực lượng Ukraine, bao gồm cả việc cung cấp dữ liệu trinh sát theo thời gian thực, trên thực tế, Washington đã trở thành một bên trong cuộc xung đột ở Ukraine…
Xét về các thỏa thuận nội bộ của họ liên quan đến việc họ đưa cho ai bao nhiêu tiền, nguồn cung cấp cụ thể nào đang được tiến hành, hoặc mặt hàng nào họ sắp hết hoặc có thêm, đây không phải là mối quan tâm của chúng tôi. Hãy để họ quyết định loại trò chơi nào họ muốn chơi với nhau.”
Thực tế trong tháng 11, Nga đã thực hiện các bước kế hoạch sau:
Thứ nhất, tiến hành cuộc rút lui chiến thuật tại Kherson dưới sự chỉ huy của Tướng Sergei Surovikin vào ngày 9/11;
Thứ hai, tăng cường chiến dịch phá hủy mạng lưới điện Ukraine.
Thứ ba, cuộc tấn công mạng lưới điện hôm 23/11 cùng hệ thống chỉ huy và kiểm soát quân sự của Ukraine đã khiến việc điều chuyển quân, tiếp nhận vũ khí nước ngoài, trang thiết bị quân sự và đạn dược của Lực lượng vũ trang Ukraine đến tiền tuyến phía đông bằng đường sắt đã bị gián đoạn.
Tất cả đã báo trước cách người Nga chuẩn bị cho 1 vùng đệm an toàn hay đúng hơn là một Khu phi quân sự Ukraine (UDZ) về phía tây của sông Dnepr và các thành phố do Nga kiểm soát.
Kết quả là người Nga sẽ chấm dứt chiến sự bằng một hiệp định đình chiến chứ không phải là một hiệp ước hòa bình. Nó có khả năng giống như mô hình hiệp định đình chiến Bàn Môn Điếm ngày 27/7/1953, chấm dứt Chiến tranh tại bán đảo Triều Tiên.
Tuy nhiên khu phi quân sự của Hàn Quốc (DMZ) có khoảng cách là 4 km, nhưng khả năng Khu phi quân sự Ukraine (UDZ) sẽ có chiều sâu lên tới 100 km, tùy thuộc vào tầm bắn của các loại vũ khí tên lửa và pháo binh của Mỹ và NATO được triển khai ở phía hữu ngạn sông Dnepr.
Tuy nhiên bên trong khu phi quân sự này có thể không có điện, không có người, không có gì ngoại trừ các phương tiện để giám sát và thực thi các điều khoản của hiệp định đình chiến.
Hiện giới quan sát trên mạng xã hội và các trang web bằng tiếng Nga đều nhận định theo xu hướng này. Bằng chứng cho những động thái này chính là việc Tướng Sergei Surovikin đã thử nghiệm một khu phi quân sự Ukraine mới, khi ông rút lực lượng Nga từ hữu ngạn tới tả ngạn sông Dnepr và biến con sông này trở thành ranh giới phân chia chiến tuyến.
Đối với việc phân định ranh giới phía đông của khu phi quân sự, Kherson là một ví dụ. Việc mạng lưới điện Kherson bị phá hủy cùng việc dân chúng ồ ạt rời bỏ thành phố do Ukraine tái kiểm soát trước khi Nga dội hỏa lực pháo binh liên tiếp trong những ngày qua cho thấy một kế hoạch tạo ra Khu phi quân sự đang lờ mờ hiện hữu.
Tiếp đến là thành phố Liman. Các cuộc tấn công mạng lưới điện đã được mở rộng lần đầu tiên vào tháng 11, tới các tuyến đường sắt di chuyển từ tây sang đông nhằm chặn đứng các đoàn tàu tiếp viện vũ khí và đạn dược cho chính quyền Kyiv. Điều này báo hiệu sự bắt đầu của chiến dịch làm gián đoạn hậu cần Ukraine. Những nhóm dân thường còn sót lại ở thành phố này cũng lần lượt rời bỏ đi khi thiếu điện và nước, đã biến Liman trở thành một thành phố bị bỏ trống và đương nhiên phù hợp với kế hoạch lập khu vực phi quân sự tại Ukraine.
Thành phố cảng Odessa vậy. Trong những tuần qua dù không phải là mục tiêu tấn công quân sự trực tiếp, nhưng Odessa cũng đã bị phía Nga phá hủy hệ thống lưới điện.
Kể từ khi Nga tấn công cơ sở hạ tầng điện trên toàn quốc vào ngày 22/10 , việc mất điện ở Odessa đã xảy ra trên diện rộng. 6 trạm kiểm soát máy biến áp tự ngẫu và trạm biến áp đã bị Nga nhắm mục tiêu vào ngày hôm đó.
Tuy nhiên cư dân tại Odessa tin rằng người Nga sẽ không tấn công quân sự vào thành phố, bởi họ nghĩ rằng thành phố cảng này sẽ được bảo vệ nhờ hành lang ngũ cốc và các điều khoản trong thỏa thuận giữa Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Liên Hợp Quốc và Kiev. Ngoài ra, có tới một nửa dân số thành phố đã thân Nga, sẵn sàng chờ cơ hội mở cổng thành đón lực lượng Nga một khi tướng Sergei Surovikin ra quyết định.
Ngoài ra tình báo Anh, Mỹ và các trang truyền thông của Nga cũng chỉ ra rằng, một cuộc tấn công mùa đông trên bộ đang được phía Nga chuẩn bị song song. Mọi việc sẽ sớm được làm sáng tỏ trong những ngày tới.
Có thể bạn quan tâm: