Một số chuyên gia quân sự gần đây đã tỏ ra thất vọng, hay thậm chí khó chịu khi thấy quân đội Nga dường như chậm chạp, và đang đóng băng trên chiến trường. Trong khi ấy, truyền thông phương Tây lại đưa tin là do Nga không đủ năng lực, thiếu vũ khí và chiến thắng của Ukraine là do vũ khí viện trợ của Mỹ đã phát huy hiệu quả trên chiến trường.
Có một thực tế là, ngay từ đầu, Tổng thống Putin đã xác định một Chiến dịch quân sự đặc biệt có quy mô nhỏ, và thiết lập sự kìm hãm tốc độ cho cuộc xung đột này.
Người Nga đã nói rằng ngay từ đầu rằng họ không đặt thời gian biểu cho cuộc chiến tại Ukraine. Điều đó có nghĩa là Điện Kremlin xác nhận cuộc chiến này sẽ kéo dài để làm tiêu hao đối thủ. Bên nào có khả năng cầm cự lâu hơn, bên đó sẽ chiến thắng.
Cuộc khủng hoảng năng lượng và lạm phát tăng cao tại Mỹ và châu Âu cho thấy, bước sang tháng thứ 9 xung đột tại Ukraine, chính quyền Biden và các đồng minh đã tới ngưỡng giới hạn của sức chịu đựng khi mùa đông bắt đầu.
Thực tế, Nga đang tiến hành một cuộc chiến tranh trên nhiều mặt trận: địa chính trị, địa kinh tế, và tất nhiên là quân sự. Về mặt địa chính trị, người Nga đang làm rất tốt trong việc đảm bảo một sự ủng hộ ngầm và thậm chí công khai của Ấn Độ, Ả Rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary, Qatar, Trung Quốc và phần lớn miền Nam toàn cầu.
Chẳng thế mà Thủ tướng Đức Olaf Scholz hôm 14/11 cho biết, rất khó để đưa ra một tuyên bố rõ ràng về cuộc chiến Ukraine tại cuộc họp G20 tại Bali, Indonesia, theo reuters.
Theo các nhà quan sát, Nga đã khá nhàn nhã khi rút lui khỏi Kherson. Việc Nga tiến hành một chiến dịch quân sự quy mô nhỏ và nỗ lực giải phóng dân thường ra khỏi vùng chiến sự đã ghi điểm đối với giới lãnh đạo ở nam bán cầu. Trong khi đó, phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt điên cuồng vào Nga, và chính quyền Kiev đã nã đạn pháo vô tội vạ vào những khu vực người dân sinh sống do Nga kiểm soát. Những đồng minh thầm lặng này chỉ trích phương Tây từ góc độ kinh tế khi Nga quyết định rời khỏi phương Tây.
Những biện pháp trừng phạt Nga chưa từng có của Mỹ và EU đã khiến nhiều quốc gia trở nên hoang mang, lo ngại về việc liệu cuộc chiến này sẽ diễn ra bao lâu. Hệ quả của các lệnh trừng phạt Nga đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế và công ăn việc làm của mỗi quốc gia.
Lý giải cho việc vì sao người Nga không triệu tập một lực lượng lớn quân sự chính quy để áp đảo đối phương ngay từ đầu, cho đến nay đã sáng tỏ. Về mặt quân sự, Nga thừa khả năng để đưa Ukraine trở về thời kỳ đồ đá ngay từ những tuần đầu tiên của chiến tranh. Nhưng tổng thống Putin đã không chọn theo cách đó, mà chỉ thực hiện quy mô nhỏ với rất ít binh sĩ Nga mà chủ yếu là do Lực lượng vũ trang Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk tự xưng đảm nhiệm.
Điều này cho thấy Điện Kremlin đang đi theo đúng lộ trình của mình, và ít nhất đã giành được sự ủng hộ của các nước nam bán cầu.
Một nghiên cứu gần đây của Đại học Cambridge cho thấy sự thù địch đối với Nga đã gia tăng trong những năm gần đây ở các “nền dân chủ tự do” do Mỹ đứng đầu. Nhưng điều thú vị là phần lớn dân số còn lại của Trái đất, lại tỏ ra yêu mến Nga.
Báo cáo cho biết: “Trong số 1,2 tỷ người sống ở các nền dân chủ tự do trên thế giới…., 87% có quan điểm tiêu cực về Nga. Tuy nhiên, đối với 6,3 tỷ người sống ở phần còn lại của thế giới, bức tranh đã đảo ngược…., 66% cảm thấy tích cực đối với Nga”.
Thời gian cũng đang nghiêng về phía Nga. Các lệnh trừng phạt đang gây thiệt hại ngày càng lớn cho phương Tây, đặc biệt là châu Âu, trong khi Nga đang phục hồi. Một cuộc chiến tranh chậm chạp, khốc liệt sẽ bảo toàn lực lượng Nga trong khi sẽ bào mòn Ukraine vốn chỉ dựa vào kho vũ khí phương Tây và lực lượng chiến binh đánh thuê nước ngoài.
Một cuộc xung đột kéo dài hơn cũng làm tiêu hao tài chính của Mỹ và châu Âu khi nền kinh tế Ukraine đang dần sụp đổ và hiện đang cần hàng tỷ USD mỗi tháng để trụ vững, bên cạnh chi phí của chiến tranh.
Cũng cần lưu ý là, trước khi các vùng lãnh thổ “được giải phóng” chính thức trở thành một phần của Nga vào tuần đầu tiên của tháng 10, Nga đã có một cơ cấu chỉ huy mạnh mẽ dựa trên lực lượng dân quân DPR và LPR là các đối tác liên minh quan trọng, cùng các chiến binh Chechens và nhóm quân đội tư nhân Wagner, lực lượng này đã được yểm trợ bởi pháo binh Nga và lực lượng Hàng không vũ trụ Nga. Chưa kể một lực lượng vũ trang dự bị hùng hậu bao gồm 300.000 quân sẽ được tung ra chiến trường.
Vì vậy cho đến nay, người Nga vẫn chưa sử dụng đến lực lượng chủ lực chính quy của họ, cũng như chưa huy động toàn bộ vũ khí hiện đại của Nga trên chiến trường.
Hôm 14/11, Business Insider đưa tin rằng, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Medvedev tuyên bố Nga chưa dùng hết các vũ khí trong biên chế, chưa tập kích toàn bộ mục tiêu tại Ukraine.
Ông Medvedev viết như sau: “Vì những lý do rất dễ hiểu, Nga vẫn chưa sử dụng toàn bộ kho vũ khí đạn dược của mình. Chúng tôi cũng chưa tấn công toàn bộ các mục tiêu tiềm tàng của đối phương nằm trong khu vực dân cư. Và không chỉ từ lòng tốt nhân văn vốn có của chúng ta. Mọi thứ đều có thời điểm phù hợp”.
Trong khi tình báo Anh và truyền thông phương tây vẫn luôn cho rằng Nga đã cạn kiệt nhân lực và vũ khí thì thực tế cho thấy, chỉ 9 tháng sau cuộc xung đột, Nga đang làm cạn kiệt nghiêm trọng không chỉ Ukraine mà ngay cả kho vũ khí của Mỹ và NATO.
Không có gì bí mật khi Mỹ và NATO đang cào bằng đáy thùng để chuyển vũ khí cho Ukraine, khi kho vũ khí dự trữ của họ đang cạn kiệt dần và cần vài tháng hoặc thậm chí vài năm để bổ sung.
Điều đáng nói là Nga đang một mình đối phó NATO và thế giới phương Tây, và đang đơn độc đánh bại “đối thủ hùng mạnh hoặc cả liên minh thù địch”, như lời cựu Tổng thống Medvedev từng nói.
Có thể bạn quan tâm: