Chính quyền Mỹ bác bỏ đường lưỡi bò và hầu như mọi tuyên bố chủ quyền đáng kể nhất của Trung Quốc ở Biển Đông đánh dấu leo thang căng thẳng song phương.
- Khôi phục đường bay Việt Nam – Trung Quốc
- Ông bố tự làm ‘giấy like’ động viên con gái lớp 1
- Cập nhật sáng 14/7: Khám xét chỗ ở, nơi làm việc thành viên tổ thư ký, tài xế chủ tịch Hà Nội
Trong công báo đưa ra rạng sáng 14/7, Mỹ khẳng định các tuyên bố của Trung Quốc đối với tài nguyên ngoài khơi trên hầu hết Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp cũng như chiến dịch bành trướng của họ để kiểm soát các tài nguyên đó.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 13/6 đăng trên website tuyên bố của Ngoại trưởng Mike Pompeo về lập trường cứng rắn của Mỹ với các yêu sách hàng hải ở Biển Đông rằng hầu hết các yêu sách của Bắc Kinh với các tài nguyên ngoài khơi tại Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp, cũng như chiến dịch bắt nạt của họ để kiểm soát các tài nguyên đó.
Theo nội dung đó, ông Pompeo khẳng định rằng thế giới không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế trên biển của mình. Mỹ đang sát cánh cùng các đồng minh và đối tác Đông Nam Á trong bảo vệ chủ quyền của họ với các tài nguyên ngoài khơi, phù hợp với quyền và nghĩa vụ theo luật quốc tế.
Theo ông Pompeo, Trung Quốc không đưa ra được bất kỳ cơ sở pháp lý cho tuyên bố về “đường lưỡi bò”, hay còn gọi là “đường chín đoạn”. Bắc Kinh lần đầu tiên đưa ra tuyên bố trên vào năm 2009, và đến nay Mỹ chính thức lên tiếng bác bỏ.
Ông trích dẫn phán quyết vào tháng 7/2016 của Tòa trọng tài thường trực đã xác định Trung Quốc không có quyền lịch sử của Biển Đông, cái Trung Quốc gọi là “đường chín đoạn” không có cơ sở pháp lý.
Cụ thể, Hoa Kỳ bác bỏ tuyên bố chủ quyền nào của Trung Quốc đối với khu vực xung quanh bãi Tư Chính của Việt Nam, bãi đá Luconia ngoài khơi Malaysia, khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Brunei, và vùng biển xung quanh đảo Natuna Lớn ngoài khơi Indonesia. Trung Quốc cũng không có tuyên bố hàng hải hay chủ quyền hợp pháp nào đối với Bãi Vành Khăn và Bãi Cỏ Mây vốn nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Vì vậy Mỹ cho rằng những hành vi của Trung Quốc nhằm gây rối tàu cá của nước khác hoặc triển khai hoạt động khai thác khí thiên nhiên tại những khu vực trên, đều là hành động phi pháp.
Ông chỉ trích Bắc Kinh dùng dọa nạt để làm suy yếu quyền chủ quyền của các nước bên Biển Đông, chèn ép họ ra khỏi các tài nguyên ngoài khơi, áp đặt kiểm soát đơn phương, và thay thế luật pháp quốc tế bằng ‘luật của kẻ mạnh’.
Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh Hoa Kỳ sẽ đứng về phía cộng đồng quốc tế để bảo vệ cho quyền tự do hàng hải và tôn trọng chủ quyền trong bất kỳ hoàn cảnh nào.