Nếu lỡ tay bạn nấu các món rán, chiên bị cháy khét trông rất mất thẩm mỹ. Hơn nữa đồ ăn cháy khét ăn không ngon và có nguy cơ gây ung thư, không tốt cho sức khoẻ của bạn và gia đình.
Theo chia sẻ của nữ đầu bếp nổi tiếng Amelia Saltsman trong cuốn sách dạy nấu ăn “The Seasonal Jewish Kitchen”, việc thả cà rốt vào chảo chiên rán là một “mẹo cũ” rồi, nhưng nó lại không hề lỗi thời và hoàn toàn có thể giải quyết được vấn đề khó khăn nhất khi chiên rán đồ ăn.
CÁCH LÀM:
– Lấy 1 củ cà rốt, cắt thành 2 khúc. Sau đó cho cà rốt vào chiên chung với món ăn. Cà rốt sẽ giúp hút hết những lớp dầu cháy khiến cho thực phẩm được chín đều, giòn rụm đẹp mắt.
Để giải thích cho hiện tượng này, đầu bếp Amelia Saltsman cho rằng đó là bởi vì cà rốt giống như nam châm có thể hút hết những cặn dầu đen và khử mùi khét trên đồ ăn hiệu quả.
Một số công dụng khác của cà rốt trong cuộc sống hàng ngày
1. Làm hoa trang trí món ăn
2. Tạo màu cho món ăn
Nếu bạn muốn món ăn có màu cam thì cà rốt là chọn lựa lý tưởng. Cà rốt vừa tạo màu cam tươi sáng, và cho món ăn có độ ngọt tự nhiên.
Bạn lấy cà rốt, rửa sạch bỏ vào máy xay sinh tố, sau đó lọc bỏ bã là có ngay nước cà rốt vàng cam đẹp mắt. Lấy nước cà rốt ngâm vào thực phẩm vài tiếng, cho màu cà rốt thấm vào nguyên liệu các món, sau đó đem đi chế biến.
3. Chữa món ăn bị mặn
Nếu trong khi nấu ăn bạn lỡ tay cho nhiều muối vào món ăn và cách cứu cánh mà các bà nội trợ hay dùng là cho nước thêm vào để giảm vị mặn. Nhưng điều này sẽ khiến món ăn mất ngon. Vậy có một cách hay đó làm thêm cà rốt vào món ăn sẽ giúp trung hoà vị mặn hiệu quả! Đối với các món canh, hầm, súp thì chỉ cho thêm vào đó một củ cà rốt và 1 củ khoai tây. Sau đó tiếp tục đun đến khi sôi thì tắt bếp, để âm cho đến khi nào ăn thì vớt cà rốt, khoai tây ra.
9 tác dụng của cà rốt đối với sức khỏe
-
Tốt cho mắt: Cà rốt rất giàu beta-caroten, tiền chất giúp chuyển hóa thành vitamin A, bảo vệ sức khỏe của đôi mắt, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể do tuổi già.
-
Ổn định huyết áp: Cà rốt chứa lượng natri vừa đủ để duy trì huyết áp ở mức hợp lý trong cơ thể.
-
Ngừa ung thư: Hợp chất falcarinol trong cà rốt có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư ở người như gan, phổi và đại tràng.
-
Đẹp da: Ăn nhiều cà rốt giúp làn da luôn mịn màng, sáng đẹp và giúp giảm hình thành nếp nhăn trên khuôn mặt.
-
Giảm cholesterol: Cà rốt chứa lượng lớn chất xơ hòa tan giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.
-
Bảo vệ tim mạch: Chất carotenoid có nhiều trong cà rốt có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim. Ngoài ra, alpha-carotene và lutein trong cà rốt cũng bảo vệ trái tim luôn khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả.
-
Thải độc cơ thể: Cà rốt chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa và vitamin A giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể, làm giảm sự tích tụ mỡ trong gan.
-
Tăng cường sự chắc khỏe cho xương: Cà rốt chứa lượng nhỏ các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin C (5mg mỗi bát ăn) và canxi (96mg mỗi bát ăn). Do vậy ăn cà rốt hàng ngày sẽ giúp bổ sung canxi cho cơ thể, hỗ trợ xương chắc khỏe hơn.
2 loại thực phẩm không nên ăn cùng cà rốt
-
Cà rốt kỵ với cà tím: Hai loại thực phẩm này nếu ăn cùng nhau thì các chất dinh dưỡng có trong cà rốt và cà tím sẽ gây ra phản ứng, dễ tạo thành các chất khó tiêu, gây ra một số tác hại cho dạ dày.
-
Cà rốt không nấu với gan động vật: Trong gan động vật chứa rất nhiều nguyên tố kim loại, đặc biệt là đồng và sắt. Trong khi đó, cà rốt chứa nhiều vitamin có thể làm oxy hóa mất hết công hiệu của các ion kim loại này. Ngoài ra, do cà rốt còn chứa nhiều chất cellulose và axít oxalic nên việc ăn kèm cà rốt với gan động vật sẽ gây rối loạn quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể.