Giám đốc điều hành ngân hàng JPMorgan của Mỹ đã cảnh báo rằng, việc từ chối bất kỳ dự án năng lượng nhiên liệu hóa thạch nào trong tương lai sẽ khiến nước Mỹ diệt vong.
Theo morningstar, ông Jamie Dimon đã từ chối dứt khoát yêu cầu của nữ nghị sĩ Dân chủ theo phái thiên tả Rashida Tlaib, rằng ngân hàng của ông vẫn sẽ tài trợ cho các dự án dầu khí trong tương lai.
Giám đốc JPMorgan, cho rằng động thái này sẽ đưa đất nước vào vòng xoáy tử thần trong phiên điều trần của Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện hôm thứ Tư.
Nghị sĩ cánh tả Rashida Tlaib đã nhắc ông Dimon rằng, ngân hàng JPMorgan, cùng với 6 ngân hàng lớn nhất khác ở Mỹ, đã cam kết giảm lượng khí thải từ “các hoạt động cho vay và đầu tư” để “phù hợp với lộ trình đạt đến mức không khí thải vào năm 2050”.
Nghị sĩ Rashida Tlaib tuyên bố, cách duy nhất để đạt được điều đó là phủ quyết tất cả các dự án nhiên liệu hóa thạch trong tương lai.
Bà nói: “Vui lòng trả lời đơn giản có hoặc không: Ngân hàng của ông có bất kỳ chính sách nào chống lại việc cấp vốn cho các dự án dầu khí mới không?”.
Giám đốc JPMorgan đáp lại: “Hoàn toàn không – và đó sẽ là con đường dẫn đến địa ngục cho nước Mỹ”.
Nghị sĩ Tlaib kêu gọi các chủ nợ cho vay sinh viên rút tiền gửi của họ để trả đũa, ám chỉ sự phản đối của ôngDimon đối với kế hoạch xóa nợ cho sinh viên gây tranh cãi của Tổng thống Joe Biden, mà ông đã gọi là “đã làm rất tệ” trong phiên điều trần kéo dài sáu tiếng.
Bà Tlaib tuyên bố rằng, giám đốc điều hành ngân hàng không chỉ không giúp “giải tỏa” những khách hàng này bằng cách hủy bỏ các khoản nợ của họ – ông ấy không “quan tâm đến những người thuộc tầng lớp lao động và các cộng đồng tuyến đầu như chúng ta, những người đang phải đối mặt với một lượng lớn bệnh hen suyễn, các vấn đề về hô hấp và nhiều vấn đề khác nữa.”
Ba CEO khác có mặt tại buổi điều trần đã theo sau quan điểm của giám đốc Dimon, đã từ chối đóng cửa các doanh nghiệp cho vay dầu khí của họ, nhưng nói thêm rằng họ cũng đang đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo.
Điều này là không đủ đối với nghị sĩ cánh tả Tlaib, bà này tuyên bố: “Ngày nay chúng ta đang phải trải qua một cuộc khủng hoảng khí hậu và cam kết về 0 khí phát thải đòi hỏi cam kết chấm dứt tài trợ cho nhiên liệu hóa thạch”.
Bà cảnh báo: “Cuối cùng thì chúng ta cũng sẽ phải trả cái giá của tác động đến sức khỏe cộng đồng” .
Trong khi các nhà khoa học khí hậu chính thống cho rằng, việc ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu đòi hỏi phải giữ nhiệt độ toàn cầu dưới 1,5 độ C so với thời kỳ trước khi ‘nền công nghiệp’ phát triển, thì ‘net zero’ bị chỉ trích vì ngụ ý rằng chỉ cần bù đắp lượng khí thải có thể giữ nhiệt độ giảm xuống, cho phép các nhà sản xuất lượng khí thải đó tiếp tục kinh doanh như bình thường, miễn là họ phải trả phí cho cơ quan quản lý khí hậu.
Xem thêm: Nước Mỹ sắp nội chiến?