Người đứng đầu Hội đồng Bảo an Nga, ông Nikolay Patrushev cho biết Mỹ sẽ giành được lợi ích trong việc vô hiệu hóa liên kết khí đốt Nga-Đức và ông có tài liệu về các vụ tấn công như vậy.
Theo RT, ông Nikolay Patrushev cho biết Mỹ được hưởng lợi về mặt kinh tế từ vụ tấn công đường ống dẫn khí đốt Nord Stream và có thành tích nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng với các hoạt động phá hoại.
“Ngay từ những phút đầu tiên sau khi tin tức về các vụ nổ xảy ra… phương Tây đã khởi động một chiến dịch tích cực để gán tội. Nhưng rõ ràng người hưởng lợi chính, trước hết về mặt kinh tế,là Mỹ, ” Nikolay Patrushev nói hôm thứ Sáu.
Ông so sánh sự cố xảy ra trong tuần này với vụ tấn công vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Nicaragua ở Puerto Sandino năm 1983.
Khi đó, các sĩ quan CIA sử dụng một con tàu neo đậu trong vùng biển quốc tế, đã phối hợp một cuộc đột kích để chống lại chính phủ Sandinista, như tờ Washington Post đưa tin vào thời điểm đó.
Cơ quan gián điệp Mỹ cũng cung cấp xuồng cao tốc cho cuộc đột kích, một nguồn tin CIA giải thích, theo Associated Press.
Hoạt động này là một phần trong cuộc chiến của chính quyền Tổng thống Reagan đối với Nicaragua, sau đó dẫn đến vụ bê bối Iran-Contras. Việc CIA bí mật bán vũ khí cho Iran để tài trợ cho các chiến binh Mỹ Latinh đã bị phanh phui vào năm 1986.
Ông Patrushev đưa ra nhận xét tại cuộc họp với các quan chức an ninh đồng nghiệp từ các quốc gia thuộc Liên Xô cũ.
“Có vẻ như cần phải phối hợp nỗ lực của chúng tôi để vạch mặt những kẻ chủ mưu và kẻ thực hiện tội ác này, nêu gương tốt cho sự hợp tác hiệu quả,” ông nói với những người đồng cấp của mình.
Ông lưu ý rằng mục tiêu của Mỹ là “đảm bảo ưu thế chiến lược và kinh tế so với các trung tâm quyền lực thay thế”, mặc dù đồng minh của Washington là EU đang phải chịu đựng những chính sách của mình.
Mỹ đang thay thế khí đốt tự nhiên của Nga bằng khí đốt tự nhiên hóa lỏng đắt tiền hơn, khi khối này chuyển sang tách nền kinh tế khỏi các nguồn năng lượng của Nga.
Sự cố rò rỉ trong hai đường ống Nord Stream lần đầu tiên được phát hiện vào thứ Hai, khi áp lực ở các đường dẫn dưới biển nối trực tiếp Nga với Đức giảm mạnh. Các đường ống dường như đã bị thủng bởi chất nổ, với các vụ nổ được phát hiện từ các thiết bị cảm biến động đất ở Thụy Điển.
Moscow gọi vụ việc là một cuộc tấn công khủng bố quốc tế nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự, trong khi một số quan chức phương Tây mô tả đây là một hành động phá hoại.
Một số người chỉ trích Nga suy đoán rằng Moscow đã tự gây ra vụ nổ để gây áp lực lên EU.
Trong khi ấy cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan, ông Radoslaw Sikorski đã tweet “Cảm ơn nước Mỹ” về vụ việc, nhưng sau đó đã xóa dòng tweet, gọi khẳng định ngụ ý của ông về sự tham gia của Washington là lý thuyết của cá nhân ông.
Xem thêm: Sự cố đường ống Nord Stream: Thông điệp chiến tranh?