Site icon Tin360

Đức ‘nổi loạn’ chống lại Mỹ: Trục mới Berlin – Moscow – Bắc Kinh

Thủ tướng Đức Scholz; Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình; Tổng thống Nga Putin (ảnh chụp màn hình republicworld).

Trong cuộc gặp  hôm 4/11 với ông Tập Cận Bình, ngoài việc kêu gọi phía Trung Quốc dỡ bỏ các rào cản để quan hệ kinh tế hai bên chặt chẽ hơn, Thủ tướng Scholz cũng kêu gọi Bắc Kinh sử dụng “ảnh hưởng” của mình đối với Moscow để ngăn chặn cuộc tấn công đang diễn ra tại Ukraine.

Thủ tướng Scholz tuyên bố sau cuộc họp như sau: “Tôi đã nói với Chủ tịch (Tập) rằng điều quan trọng là Trung Quốc phải sử dụng ảnh hưởng của mình đối với Nga”, “Nga phải ngay lập tức dừng các cuộc tấn công mà dân thường đang phải hứng chịu hàng ngày và rút khỏi Ukraine.”

Đây là những tuyên bố chính thức trên bề mặt ngoại giao, nhưng các nguồn tin trong giới kinh doanh tháp tùng Thủ tướng Scholz lại có vẻ trái ngược với “thông điệp” mà Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Đức đưa ra.

Theo các nguồn tin này, phái đoàn thủ tướng Scholz đến Bắc Kinh về cơ bản là để thực hiện các bước chuẩn bị cho việc thực hiện một thỏa thuận hòa bình với Nga, mà có thể Trung Quốc, giống như Thổ Nhĩ Kỳ sẽ làm trung gian.

Nếu điều này là sự thật, thì đây không khác gì một quả bom tấn thả xuống mặt trận địa chính trị và địa kinh tế của Mỹ. Tuy nhiên, có những bằng chứng xác thực cho sự logic của thông tin này. 

Đó chính là sự bất bình công khai với Thủ tướng Scholz của Ngoại trưởng Đức, cũng như cuộc gặp mặt của các ngoại trưởng G7 tại Đức diễn ra đúng thời điểm nguyên thủ Đức tới Bắc Kinh. 

Cuộc họp G7 này không chỉ có sự tham dự của Ngoại trưởng Mỹ mà còn có sự xuất hiện của bà Thứ trưởng ngoại giao Victoria Nuland – vốn được coi là bộ não của cuộc đảo chính Maiden tại thủ đô Kyiv vào năm 2014.   

Điều này cho thấy Washington rõ ràng tức giận trước chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Scholz, vốn có nguy cơ làm suy yếu chiến lược địa chính trị của Mỹ, nhằm củng cố mặt trận thống nhất của phương Tây trong việc hỗ trợ Ukraine tiêu hao lực lượng Nga. 

Có một điểm cần lưu ý là, khi cuộc chiến trừng phạt của Mỹ với Nga phản tác dụng, gây thiệt hại cho chính người dân châu Âu và người dân Mỹ, Berlin và Moscow đã hồi sinh một kênh liên lạc bí mật trở lại – thông qua cựu Thủ tướng Gerhard Schroeder và những người đối thoại bí mật khác hồi tháng 7. Cựu Thủ tướng Gerhard Schroeder là người ủng hộ mạnh mẽ dự án xây dựng Nord Stream 2.

Việc chính phủ của thủ tướng Scholz có khả năng đối thoại với Nga, cũng như sẽ mở lại đường ống Nord Stream 2 sau khi Nga đình chỉ Nord Stream 1, đã làm những người ủng hộ mặt trận chống Nga sợ hãi nhất. Và trong thời điểm tuyệt vọng không thể ngăn cản tiến trình Đức-Nga sẽ hòa hợp trở lại, những kẻ này đã cho kích nổ đường ống Nord Streams vào rạng sáng ngày 27/9.

Tuy nhiên chỉ một phút sau khi vụ nổ xảy ra, một chuyên gia máy tính nổi tiếng người Đức có nickname là Kim Dotcom đã bắt được một tin nhắn khét tiếng từ iPhone của ngoại trưởng Anh Liz Truss khi đó gửi tới ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Tin nhắn đó có nội dung ngắn gọn là: “Đã xong”.

Kim Dotcom đã đăng một dòng tweet ngụ ý rằng “Người Nga biết Vương quốc Anh đã làm nổ đường ống North Stream với sự hợp tác của Mỹ?”. Theo chuyên gia máy tính này, “bà Liz Truss đã sử dụng iPhone của mình để gửi một tin nhắn cho Antony Blinken nói rằng “đã xong rồi” chỉ một phút sau khi đường ống đã phát nổ và trước khi mọi người biết về sự cố đó”. 

Theo Kim Dotcom, nhờ “quyền truy cập vào iCloud”, mà có lẽ người Nga có thể cũng biết được thông tin này.

Ông này Tweet: “Five Eyes [liên minh tình báo của Úc, Canada, New Zealand, Vương quốc Anh và Mỹ] không phải là những người duy nhất có quyền truy cập quản trị cửa sau vào tất cả các cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp lớn. Nga và Trung Quốc cũng có các đơn vị không gian mạng tinh vi. Điều buồn cười là các quan chức chính phủ được cấp chứng chỉ an ninh cấp cao vẫn thích sử dụng iPhone hơn là những chiếc điện thoại được mã hóa bởi NSA và GCHQ”.

Một tháng sau vụ nổ đường ống Nord Stream, ngày 29/10, phía Nga chỉ đích danh Hải quân Anh là thủ phạm kích nổ đường ống khí đốt, và cho biết sẽ cung cấp và công khai bằng chứng trong một ngày gần đây, theo reuters.

Tất nhiên vương quốc Anh không thể thực hiện một mình mà phải có đồng minh hỗ trợ đằng sau, là ai? Có một điều chắc chắn, bất kỳ thế lực nào phá hủy đường ống khí đốt dân sự quan trọng này, đều là một hành động điên rồ có tính toán, ngoài việc cắt đứt doanh thu khủng từ năng lượng của Nga, nó còn có mục đích tàn phá thêm nền kinh tế châu Âu, và đẩy nguy cơ chiến tranh toàn diện với Nga lên một nấc thang nguy hiểm. Thêm nữa, nó cũng chặn đứng nỗ lực của thủ tướng Scholz nối lại mối quan hệ với tổng thống Putin. 

Chuyến thăm bão táp của Thủ tướng Đức tại Trung Quốc

Quay trở lại chuyến thăm của Thủ tướng Đức tại Trung Quốc, những tin đồn dai dẳng về việc phái đoàn của Thủ tướng Scholz có thể đang cố gắng bắt đầu một quá trình lâu dài và phức tạp để cuối cùng nhằm thay thế Mỹ bằng Trung Quốc với tư cách là nền kinh tế quan trọng hàng đầu thế giới. Lưu ý là, quốc gia mà Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc có mối kết nối thương mại hàng đầu với EU chính là nước Đức. 

Nếu nỗ lực này thành công, thì thế giới có khả năng chứng kiến một liên minh mới Đức – Nga – Trung Quốc và Mỹ sẽ bị đẩy ra khỏi châu Âu. 

Lưu ý là chỉ một ngày trước khi bay đến Bắc Kinh, Thủ tướng Scholz đã viết trên tờ politico.eu, nhấn mạnh rằng mục tiêu của Đức không có ý định tách rời khỏi Trung Quốc, rằng “Nước Đức không quan tâm đến việc thấy các khối mới xuất hiện trên thế giới”. 

Và trong một lời chỉ trích nhằm thẳng vào Washington, thủ tướng Scholz nói rằng không có gì để biện minh cho “lời kêu gọi của một số người nhằm cô lập Trung Quốc”. Tuyên bố này chẳng khác gì gáo nước lạnh hắt vào các chính trị gia dân chủ của Tổng thống Biden. 

Thêm nữa, tháp tùng Thủ tướng Olaf Scholz trong chuyến đi này là 12 ông lớn công nghiệp hàng đầu của Đức. Đây là những người thực sự đang kiểm soát nền kinh tế nước Đức và sẽ không khoanh tay ngồi nhìn gia sản của mình bị hủy diệt bởi các lệnh trừng phạt điên rồ của Mỹ/EU, cũng như phải tiêu thụ nguồn LNG đắt đỏ của Mỹ thay vì nguồn khí đốt giá rẻ dồi dào của Nga. 

Người Mỹ đang bực bội chứng kiến Đức bắt đầu nổi loạn chống lại mình. Nhưng hẳn nhiên Đức không phải là bên đáng trách nếu có phản lại đồng minh, bởi tất cả đều bắt nguồn từ các chính sách ngoại giao hiếu chiến sai lầm của chính quyền Joe Biden, đã tạo nên một liên minh đáng gờm Nga-Trung. 

Vụ phá hoại đường ống Nord Stream không chỉ nhằm vào Nga mà còn tiêu diệt sự sống còn của nước Đức, đã tiếp tục đẩy chính quyền Thủ tướng Scholz ngã vào vòng tay liên minh Nga-Trung. 

Một “Nước Mỹ vĩ đại” hòa bình dưới thời Donald Trump giờ đây đang trở thành một nước Mỹ suy yếu, hung hăng và bị chính đồng minh coi thường.

Có thể bạn quan tâm: